Đau mắt đỏ, tự chữa khiến bệnh lành thành bệnh nặng

0
2182

Bệnh đau mắt đỏ là từ dân gian chỉ viêm kết mạc cấp. Kết mạc là tròng trắng của mắt. Nói chung đây là bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng thị lực. Đa số tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Điều trị đau mắt đỏ giúp làm giảm bệnh tiến triển nặng thêm và phòng ngừa biến chứng cũng như lây lan thành dịch.

Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ điều trị, hoặc tự ý điều trị khiến bệnh không hết, tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng, cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Đau mắt đỏ, tự chữa khiến bệnh lành thành bệnh nặng

Bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ đã dùng những thuốc không đúng như chứa corticoid hoặc kháng sinh không theo chỉ định. Corticoid nếu dùng không đúng có thể giảm sức đề kháng, bệnh nhân có thể bị tổn thương thêm dẫn đến những biến chứng như loét giác mạc (tròng đen), tăng nhãn áp. Corticoid có thể làm xuất hiện một cơn cườm nước trên những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, khiến bệnh chồng bệnh. Còn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây kích thích mắt, dẫn đến tổn thương kết mạc hoặc niêm mạc mắt.

Xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng

Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng phương pháp dân gian rất sai lầm càng làm mắt tổn thương thêm. Ví dụ, người dân xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng. Thậm chí, khoa Mắt – BV. Trưng Vương từng tiếp nhận và phát hiện trường hợp mắt bị một ổ sán ếch do xẻ thịt ếch đắp để điều trị đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ, đừng tự chữa  khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặngKiểm tra và khám mắt cho bệnh nhân

Đau mắt đỏ nếu được khám và chẩn đoán là viêm kết mạc cấp, thường có 3 nhóm bệnh do 3 loại nguyên nhân gây ra:

Thời tiết với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virút, vi trùng sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng thường xảy ra trong thời gian này, nhất là hè – thu. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết đến gần Tết vẫn còn mưa nhiều, nên bệnh đau mắt đỏ có cơ hội xảy ra sớm hơn, lây lan nhiều.

Do virút: triệu chứng rầm rộ: mắt đỏ, xốn cộm, nhiều ghèn, nhiều dịch tiết; có thể có triệu chứng toàn thân như là hơi sốt, nổi hạch trước tai, đau họng…

Do vi trùng: mắt bị đỏ, ngoài ghèn, dịch tiết, còn kèm theo mủ do tình trạng nhiễm trùng.

Dị ứng: ngoài chuyện đỏ mắt, ghèn, dịch tiết, bệnh nhân thường bị ngứa và phù quanh mắt, mi mắt hơi sưng.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virút hoặc dị ứng thường xảy ra ở cả hai mắt, riêng đau mắt đỏ do vi trùng, thường chỉ có một mắt nặng hơn mắt bên kia. Và chúng ta đang ngộ nhận giữa từ “đau mắt đỏ” và dịch đau mắt đỏ. Dịch đau mắt đỏ là do virút gây ra.

Đau mắt đỏ không loại trừ một ai

Viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh chung cho mọi người; nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh cũng như người đi làm do có tiếp xúc với cộng đồng cho nên dễ bị lây lan với nhau. Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp (hơi thở), nước bọt, đặc biệt là dịch tiết ở mắt. Virút trong dịch tiết có thể tồn tại ở bề mặt khô trong vòng 24 – 48g đồng hồ. Do đó, người bệnh cần mang kính che chắn, hạn chế tiếp xúc; rửa tay thường xuyên cả người bệnh lẫn người lành, tránh đưa tay lên mắt.

Còn đối với nước muối sinh lý nói chung không hại gì cho mắt, có thể sử dụng để rửa mắt thường xuyên. Tuy nhiên, trong đợt dịch đau mắt, hạn chế đưa tay lên mắt vì có thể dẫn đến lây bệnh cho con mắt còn lại hoặc cho người khác. Cho nên, nếu một người đang bị đau mắt đỏ một mắt, không nên nhỏ nước muối sinh lý vào con mắt còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THẾ HỒ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây