Cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi lái xe hơi

0
3112

Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp, người điều khiển cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo để ứng phó an toàn. Sau đây là một số cách ứng phó trong các tình huống khẩn cấp.

Tình huống 1: Nguy cơ xảy ra va chạm ở phía trước

Theo các chuyên gia tư vấn , cách tốt nhất là cố hết sức để tránh xảy ra va chạm. Nếu xe bạn bị đâm và đẩy đi, rất có thể bạn không chỉ là nạn nhân mà còn trở thành nhân tố gây tai nạn cho người khác. Người lái xe cần thường xuyên quan sát để tránh những đối tượng vượt đèn đỏ, kịp thời ứng phó với những chiếc xe bất ngờ tạt đầu xe và những lái xe lơ đãng vừa nhắn tin vừa lái xe.

Cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi lái xe hơi

Cách ứng phó trong các tình huống khẩn cấp trong khi lái xe hơi

Cần phán đoán những vụ va chạm trước khi chúng diễn ra và đi đúng làn đường quy định. Người điều khiển xe có thể kẻ mờ một đường trên kính xe ngang tầm mắt nhằm quan sát tốt hơn. Người lái nên quan sát phía trên vạch kẻ để có tầm nhìn rộng và bao quát. Khi lưu thông trên những con đường đông đúc, tài xế nên giữ khoảng cách tối thiểu ở mức vẫn nhìn thấy đèn hậu của xe phía trước. Nếu người lái thấy đèn phanh của tất cả những chiếc xe phía trước sáng, họ nên điều khiển xe chậm lại.

Tình huống 2: Không quan sát thấy người đi bộ, xe máy và phương tiện nhỏ

Theo thống kê từ Cơ quan quản trị an toàn lưu thông đường bộ quốc gia (NHTSA), khoảng 36% các vụ tai nạn xảy ra khi xe rẽ hoặc đi qua các ngã ba. Nguyên nhân là do những chiếc xe ngày nay thường có trụ đỡ mui xe khá dày để giữ túi khí bên, nên người lái khó quan sát những phương tiện, xe máy và người đi bộ hơn trước. Do đó, trước khi rẽ, người điều khiển xe cần quan sát thật kỹ và thực hiện các bước sau: phanh, quan sát và rẽ. Đặc biệt hơn, người lái không nên bỏ qua việc nhìn gương bên trước khi rẽ. Khi vòng xe, tài xế cũng cần quan sát gương chiếu hậu. Ngay cả khi bạn đi thẳng qua ngã ba, ngã tư, việc quan sát nhanh hai bên sẽ rất hữu ích để tránh những đối tượng vượt đèn đỏ.

Tình huống 3: Dừng xe khẩn cấp

Khi đường cao tốc bất ngờ bị tắc nghẽn, người lái xe sẽ cần phanh gấp. Nếu chiếc xe được trang bị hệ thống chống bó phanh (ABS), họ cần đạp phanh ABS ngay rồi chuyển hướng nếu cần thiết. Để khởi động hệ thống phanh ABS, người lái xe cần đạp thắng mạnh hết sức có thể. Sau đó, họ tiếp tục giữ chân phanh, đồng thời bỏ qua mọi tiếng ồn và tiếng phanh rít xung quanh. Đây chính là lúc hệ thống ABS thực hiện công việc của mình: đó là giúp chiếc xe dừng ngay lập tức.

Người điều khiển nên thực hành khởi động hệ thống này, bởi nếu chưa từng sử dụng trước đó, rất có thể bạn sẽ đạp phanh chưa đủ lực để kích hoạt phanh ABS. Tuy nhiên, trước khi thử nghiệm, hãy kiểm tra chắc chắn rằng xe của bạn được trang bị hệ thống này.

Tình huống 4: Tránh tai nạn với phanh ABS

Các chuyên gia tư vấn cho biết một trong những ưu điểm của hệ thống ABS là cho phép người dùng chuyển hướng xe khi phanh gấp. Điều này cũng có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng, nếu người lái không thao tác thuần thục và hợp lý. Nếu không có hệ thống ABS, bẻ lái khi phanh gấp sẽ khiến bánh xe dừng chuyển động, dẫn đến tình trạng vừa giảm lực phanh vừa không thể điều hướng xe. Với hệ thống ABS, xe sẽ giảm lực phanh để bẻ lái.

Cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi lái xe hơi

Một trong những ưu điểm của hệ thống ABS là cho phép người dùng chuyển hướng xe khi phanh gấp

Sai lầm khiến cho nhiều lái xe gây tai nạn chính là khi bẻ lái, họ thường nhả chân phanh. Khi đó, bánh xe đang bị ghìm lập tức chuyển toàn bộ lực sang hướng bẻ lái và gây ra va chạm. Đó là lý do tại sao người điều khiển xe nên thực hành giữ lái trước khi nhả phanh.

Tình huống 5:  Xe mất lái đi chệch đường

NHTSA cho biết khoảng ¼ vụ tai nạn giao thông dẫn đến tử vong là do tự chiếc xe gây nên. Trong đó, 70% vụ tai nạn diễn ra khi hai bánh xe lấn sang lề đường và người lái quá hoảng loạn, phản ứng không tốt. Tình trạng này dẫn đến việc mất lái, đi chệch hướng, lật xe hoặc đâm vào dòng phương tiện đang lưu thông. Đáng tiếc là phần lớn những trường hợp tai nạn kiểu này đều có thể tránh được, nếu lái xe bình tĩnh xử lý.

Trong trường hợp hai bánh xe bị chệch đường, người lái cần giảm tốc và tiếp tục giữ vô-lăng thẳng. Khi đó, chiếc xe sẽ từ từ giảm tốc và tay lái có thể nhẹ nhàng lái chiếc xe về trục đường chính. Lúc này, điều cần tránh nhất chính là chân phanh trên xe. Ngoại trừ trường hợp cả bốn bánh xe đều sắp lao chệch đường hoặc xe chuẩn bị đâm vào vật cản nguy hiểm, nếu không, người lái tuyệt đối không nên phanh gấp lúc này.

Tình huống 6: Chuyển lái mạnh

Trong trường hợp khẩn cấp, mục tiêu của người lái xe là điều khiển vô-lăng nhanh nhưng êm. Đẩy hoặc giật vô-lăng mạnh lúc này khiến bánh xe mất độ bám đường và chiếc xe dễ dàng mất lái. Xoay vô-lăng nhanh nhưng êm giúp bánh xe có thời gian điều hướng.

Tình huống 7: Trượt bánh trước

Cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi lái xe hơi

Khi bánh trước bị trượt, tay lái phải nhả chân ga cũng như dừng điều khiển vô-lăng

Khi bánh trước bị trượt, người điều khiển xe phải ngay lập tức nhả chân ga cũng như dừng điều khiển vô-lăng, do điều này không giúp giải quyết vấn đề và có thể gây tai nạn. Việc bẻ lái hoặc đạp thắng lúc này sẽ khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn và chắc chắn sẽ gây ra tai nạn. Tất cả những gì người lái có thể làm lúc này là giữ bình tĩnh và hy vọng rằng bánh xe nhanh chóng lấy lại được độ bám, trước khi xe đâm vào vật cản phía trước.

Tình huống 8: Trượt bánh sau

Đây là một trong những tình huống khá khó xử lý khi phần đông lái xe khuyên bạn nên “thả” xe, còn những kỹ sư yêu cầu chuyển hướng gấp. Không giống như tình huống trượt bánh xe phía trước, người lái khó có thể xử lý được trường hợp trượt bánh sau.

Hệ thống kiểm soát cân bằng điện tử ESC có thể hữu ích trong trường hợp này; tuy nhiên, hệ thống này vẫn cần sự hỗ trợ từ phía người điều khiển xe. Hãy đảm bảo rằng chiều sâu gai vỏ lốp xe và lốp luôn được bơm căng. Những bánh xe có gai vỏ xe sâu nhất nên bố trí ở phía sau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây