Tôi năm nay 30 tuổi, trước khi có thai tôi nặng 49kg, cao 1,58m. Trong quá trình mang thai tôi thường xuyên lên cân.
Hiện
tại thai đang ở tuần thứ 20 mà tôi đã nặng hơn 65kg.
Tôi có bị béo phì hay không, và trong trường hợp này
tôi nên ăn uống như thế nào? Việc sử dụng các loại
đường hoặc thực phẩm giảm cân trong thời gian này có
ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Nguyễn
Hoàng Mai Anh
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
Hình ảnh bà bầu bị béo phì
thường
Trả lời:
Nếu thai chỉ mới 20 tuần tuổi, phát triển bình thường,
mà chị đã tăng đến 16kg so với trước khi mang thai thì
mức tăng cân này là đáng lưu ý và cần thiết phải
điều chỉnh.
Trong
khẩu phần, chị nên bổ sung đầy đủ các chất dinh
dưỡng như chất đạm, canxi, chất khoáng vi lượng như
sắt, kẽm, vitamine… Bên cạnh đó, cũng cần cắt giảm
các chất sinh năng lượng nhiều như chất béo (da, mỡ,
bơ, thức ăn chiên, nước cốt dừa…) và các thức ăn
nước uống có nhiều đường (đường mía, mật ong,
đường thốt nốt…) như bánh kẹo, nước ngọt, chè,
trái cây ngọt…
Nếu
thèm ngọt, chị có thể sử dụng các loại đường ăn
kiêng có nguồn gốc tự nhiên. Những loại đường này
không sản sinh năng lượng do đó không làm tăng cân
nhưng vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên. Tuy nhiên,
chị nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc và
được các tổ chức y tế chứng nhận. Bên cạnh
đó, cũng nên tập cho khẩu vị của mình giảm bớt độ
ngọt dần thông qua việc chế biến các bữa ăn hàng
ngày.
Khi
mang thai, chị không cần ăn gấp đôi khẩu phần bình
thường như quan niệm cũ, cũng không cần phải tẩm bổ
với các món ăn cao năng lượng như gà ác tiềm thuốc
Bắc, giò heo hầm đỗ hay hạt sen, yến sào chưng đường
phèn… mà chỉ cần uống thêm hai ly sữa mỗi ngày, ăn
thêm mỗi bữa nửa chén cơm là đủ.
Theo
ThS-BS
Đào Thị Yến
Phi