“Tất tần tật” những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai

0
1973

Bị cảm là triệu chứng rất dễ xảy ra ở bà bầu khi thay đổi thời tiết đột ngột mà cơ thể chưa kịp thích nghi, bởi trong quá trình mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn nhiều so với mức bình thường.

Khi mẹ bầu bị cảm, thai nhi sẽ phải đối mặt với một loạt những vấn đề nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc sinh non. Bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân gây ra cảm cúm và những cách chữa trị an toàn cho bà bầu là những việc làm vô cùng cần thiết.

Đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi, ho, cảm cúm có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bà bầu cần biết cách để phòng và chống lại loại bệnh này.

Ho, hắt hơi, sổ mũi,… có thể là những dấu hiệu của dị ứng thông thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh cảm cúm, một trong những loại bệnh mà mẹ nhất định không được chủ quan khi mang bầu.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Những căn bệnh dù nặng hay nhẹ ở mẹ bầu đều nên được chữa trị nhanh chóng và kịp thời để tránh không ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi, ho, cảm cúm ở bà bầu

Theo các bác sĩ, trong thời kì mang thai, do hàm lượng cao estrogen tăng cao, khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Thêm vào đó, lượng máu trên toàn cơ thể cũng tăng làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Do vậy, mẹ bầu bị nghẹt mũi có thể là chuyện rất dễ hiểu. Tương tự, sổ mũi, hắt hơi,… cũng là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải khi thay đổi thời tiết, thân nhiệt mẹ giảm vì tắm lâu, hoặc do dị ứng. Nếu không kèm theo các triệu chứng ho, sốt cao, thì có lẽ cũng chưa phải việc quá đáng ngại.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Thời kì mang thai, mẹ bầu rất dễ bị ho, cảm cúm.

Thế nhưng trong trường hợp hắt hơi, sổ mũi, xuất hiện thêm sốt, đau họng, ho khạc đờm, mệt mỏi, người đau nhức,… thì khả năng cao mẹ đã bị cúm hoặc viêm đường hô hấp. Đó là bởi sức đề kháng của mẹ không đủ mạnh để ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus cúm xâm nhập. Virus gây cúm thường là virus Influenza, có 3 loại là A, B, C, và chúng ta hay gặp là cúm A và cúm B. Các virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể sẽ theo đường máu vào trực tiếp bào thai, gây ra các biến chứng khó lường.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Căn bệnh cảm cúm có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi.

2. Ảnh hưởng của bệnh

Bị cảm cúm trong thời kì mang thai có thể xảy ra các khả năng sau:

– Nếu cảm cúm do nhiễm Rubella thì có nguy cơ trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra mẹ bầu cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.

– Nếu là bệnh cúm mùa thì có khả năng sảy thai, thai lưu trong những tháng đầu thai kỳ hoặc sinh non.

– Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến não.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Mẹ bầu cần được thăm khám để có phương án điều trị tốt nhất

Khi bị mắc cúm, tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn phù hợp. Bởi đôi khi, virus cúm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và sự phát triển của thai nhi, nên có thể phải tính đến bước “đình chỉ” thai nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ.

3. Cách phòng tránh và chữa trị

Cách phòng tránh

Chúng ta vẫn thường nói rằng: “phòng còn hơn chống”. Nếu như mẹ chú ý giữ gìn sức khỏe cẩn thận và làm những việc này, thì chắc hẳn nguy cơ nhiễm cúm sẽ giảm đi phần nhiều:

– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm.

– Trong khi ngủ không nên nằm thẳng hướng gió quạt và điều hòa, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ, tra thuốc nhỏ mũi.

– Hạn chế ra ngoài trời nắng hoặc để cơ thể bị dính mưa.

– Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước để làm loãng đờm, giải độc tố và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Mẹ nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên, có điều kiện thì uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Mẹ bầu có thể uống nước cam để cung cấp vitamin C.

Cách chữa trị

Một trong những điều quan trọng nhất mẹ luôn cần phải ghi nhớ khi bị bệnh là không được sử dụng bất kì loại thuốc nào khi không được sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ. Bởi lẽ, có rất nhiều loại thuốc với nhiều thành phần khác nhau, nếu mẹ tự ý uống, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của cả con và mẹ. Nếu mẹ nhiễm cúm trong những giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chữa bằng các phương pháp dân gian, an toàn, đơn giản mà cũng thực sự hiệu quả.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Mẹ không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ

Tỏi: Khoa học đã chứng minh trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi cũng giàu glucogen aliin, fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể giã tỏi cho nát, ngửi nhiều lần để xông mũi họng, hoặc giã tỏi uống cùng với nước để tác dụng nhanh hơn. Với những mẹ không quen ăn tỏi sống thì có thể sử dụng giấm tỏi để thay thế.

Kinh giới, tía tô: Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Với hai loại lá này, mẹ bầu chỉ cần cho nước vào để sắc cho tới khi còn một bát nhỏ nước thì mang uống, sau đó có thể ăn một chút cháo trứng nóng và đắp chăn để hiệu quả được cao hơn.

Lá húng chanh: Lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng. Mẹ bầu có thể giã nhỏ lá này, trộn với nước rồi gạn ra, uống một ngày 2 lần.

Hành: Là món ăn có tính sát khuẩn mạnh, đồng thời cũng có tác dụng chống động thai. Cách đơn giản nhất là mẹ hãy ăn cháo hành, có tác dụng giải cảm rất nhanh đó.

Chanh, gừng, mật ong:  Chanh có tác dụng giảm dịch nhầy trong cổ họng, bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể chống lại virus cúm. Gừng tươi và mật ong cũng có tác dụng tốt trong việc làm ấm cơ thể, chữa ho, viêm họng, viêm nhiễm đường hô hấp. Mẹ trộn hỗn hợp nước ấm, nước chanh, mật gong và nước gừng vào với nhau rồi uống, chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu nhất định phải biết về bệnh cảm cúm khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian có tác dụng chữa cúm rất tốt

Sức khỏe của bà bầu trong suốt thai kì luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, dù chỉ là những dấu hiệu “ốm vặt” thường thấy, mẹ cũng không nên chủ quan. Không chỉ với riêng cảm cúm mà còn nói chung với các loại bệnh khác, mẹ cần phải tìm hiểu kĩ để nắm được cách phòng tránh và chữa trị kịp thời, để mẹ và con luôn được ở trong những điều kiện sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Cúm toàn tập những điều cần biết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây