Bí quyết ngừa cúm cho mẹ bầu: Dinh dưỡng, thể dục là chưa đủ!

0
1814

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cảm cúm do cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nhiều. Theo các chuyên gia, bí quyết ngừa cúm hiệu quả nhất cho bà bầu không chỉ nằm ở chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân mà quan trọng nhất vẫn là phải tìm cách tăng đề kháng cho cơ thể, đặc biệt trong đó có đề kháng da.

Cảm cúm là một bệnh lành tính. Bình thường, khi bị cảm, người bệnh chỉ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý thì chỉ sau vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc bị nhiễm cúm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Làm thế nào để phòng tránh ốm vặt, xua tan mệt mỏi trong thời gian “bầu bí”? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, những chia sẻ sau của Hello Bacsi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

Cảm cúm – Nỗi lo thường trực của bà bầu mỗi khi giao mùa

Cảm cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh này xảy ra thường xuyên trong năm nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là vào mùa đông xuân hoặc khi thời tiết giao mùa. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần, có thể là do tia nước bọt bắn ra khi nói chuyện, khi ho hoặc khi hắt hơi.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị cảm cúm do trong thời gian “bầu bí”, sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật cũng yếu đi rất nhiều. Triệu chứng đầu tiên của cúm thường là sốt, ngứa, đau rát họng. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu nhẹ
  • Chảy nước mắt

Cảm cúm hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đối với bà bầu, việc điều trị chủ yếu vẫn là giảm đau, hạ sốt, chống nghẹt mũi, giảm ho. Với người bình thường, bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 4 đến 5 ngày nhưng với phụ nữ mang thai, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài với các triệu chứng nặng hơn.

Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc phải hết sức cẩn thận bởi một số loại thuốc có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu bạn có ý định dùng thuốc để điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Còn nếu không, bạn có thể thử một số bí quyết sau:

  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể
  • Thêm tỏi vào các món ăn vì tỏi là gia vị có đặc tính kháng virus rất mạnh
  • Uống trà gừng nhằm làm sạch cổ họng
  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở, tránh nghẹt mũi
  • Súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng
  • Uống mật ong pha với vài giọt chanh và nước ấm cũng là một phương pháp giảm ho khan rất tốt
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Mời bạn tham khảo bài viết Da mẹ bầu thay đổi rất nhiều khi mang thai, bạn biết chưa?

Bí quyết ngừa cúm cho bà bầu cực đơn giản

Để ngừa cúm trong thời gian mang thai, bà bầu cần tìm cách nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể để chống chọi lại virus gây bệnh đang “hăm he” tấn công từng ngày. Dưới đây là một số bí quyết ngừa cúm mà bà bầu có thể thử:

  • Tập thể dục thường xuyên: Bà bầu tập thể dục thường xuyên có thể giúp nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Đây là cách vừa giúp giữ ẩm cho cơ thể vừa giúp phòng chống cảm và viêm họng rất hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước.
  • Tránh chỗ đông người: Hạn chế đi đến những nơi công cộng hoặc những nơi đông người bởi những nơi này thường có nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm rất cao.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên và vệ sinh thân thể bằng xà phòng, sữa tắm có khả năng diệt khuẩn hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, bạn nên cũng súc miệng bằng nước muối thường xuyên để ngăn ngừa viêm họng và nhiễm trùng.

Ngừa cúm bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Bí quyết ngừa cúm cho mẹ bầu: Dinh dưỡng, thể dục là chưa đủ!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.
Bí quyết ngừa cúm cho mẹ bầu: Dinh dưỡng, thể dục là chưa đủ!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Theo các chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu biết cách duy trì một chế độ ăn cân bằng, khoa học, bà bầu sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh cúm trong thời gian mang thai. Một chế độ ăn tốt cho phụ nữ mang thai gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Những thực phẩm giàu vitamin A mà bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D là loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa bởi loại vitamin này có tác dụng phòng ngừa cảm cúm rất tốt. Để bổ sung vitamin D, bạn có thể thêm một số thực phẩm vào chế độ ăn như dầu cá, trứng, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu sắt: Thêm các thựcphẩm giàu sắt vào chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ sản sinh các tế bào máu và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu. Những nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, các loại rau lá xanh, đậu…
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn: Lợi khuẩn có trongsữa chua, mật ong, bột yến mạch… không chỉ giúp tăng đề kháng, phòng ngừa cảm cúm mà còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn đấy.

Tăng đề kháng da – Cách ngừa cúm đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Ngoài các biện pháp trên, một bí quyết ngừa cúm đơn giản khác mà bà bầu nên áp dụng đó là tìm cách tăng cường, củng cố đề kháng da. Bởi đề kháng da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là tấm áo giáp đầu tiên và kiên cố giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, nhất là vi khuẩn gây bệnh. Đề kháng da gồm

3 lớp hàng rào chính:

  • Hàng rào vật lý: Gồm các sợi keratin của tế bào sừng liên kết chặt chẽ với nhau, giúp kháng lại sự ăn mòn của men tiêu protein do vi khuẩn tiết ra.
  • Hàng rào hóa học: Gồm các chất kháng khuẩn như antimicrobial peptides (AMPs), antimicrobial lipids (AMLs) được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn và các tế bào sừng, giúp ức chế một số loại vi khuẩn và tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch bẩm sinh tại da hoạt động tối ưu.
  • Hàng rào sinh học: Là hệ vi sinh cân bằng thường trú trên da. Chúng sẽ chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và bài tiết các chất để ức chế sự định cư và phát triển của các chủng vi sinh có hại.

Đề kháng da giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn xấu có “ý đồ” xâm nhập vào cơ thể.

Để tăng cường chức năng đề kháng da, bạn nên:

  • Chăm sóc vệ sinh toàn thân mỗi ngày bằng sữa tắm có công thức ion bạc+ (ion bạc, Thymol, Terpineol), bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn tốt hơn, giúp tối ưu hóa khả năng đề kháng da.
  • Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với nhiều loại rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng, đặc biệt là đề kháng da.
  • Uống nhiều nước và duy trì việc tập thể dục thể thao mỗi ngày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây