Giải đáp cho câu hỏi bà bầu có nên ăn rau ngót

0
3026

Bà bầu có nên ăn rau ngót là nỗi băn khoăn muôn thuở của nhiều bà bầu. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có thể gây sẩy thai nhưng lại có rất nhiều lời đồn đại về vấn đề này.

Chị Thanh Hà (ngụ ở quận 6, TP. HCM) chia sẻ: “Hiện tôi mang thai đã được 3 tháng. Lúc báo tin mình mang thai, mẹ tôi cứ dặn đi dặn lại là không được ăn rau ngót vì trong rau ngót có chứa chất dễ gây sẩy thai. Tuy nhiên, khi hỏi mấy chị đồng nghiệp đã từng có thai, họ lại nói nếu ăn ít thì sẽ không sao. Tôi đang rất hoang mang không biết có nên ăn rau ngót không?”.

Không chỉ riêng chị Hà mà rất nhiều bà bầu khác cũng có nỗi băn khoăn này. Thực tế, việc ăn rau ngót dễ bị sẩy thai là kinh nghiệm lâu đời truyền lại từ dân gian. Thế nhưng, kinh nghiệm này liệu có đúng? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ sau để có lời giải đáp nhé.

Hình ảnh minh họa bà bầu ăn rau ngót

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót (hay còn gọi là bù ngót, rau tuốt hay bồ ngót) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại rau này thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Trong các loại rau, rau ngót có chứa rất nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho, rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể (protid). Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa:

  • 5,3g đạm
  • 3,4g tinh bột
  • 169mg canxi
  • 2,7mg sắt
  • 64,5mg phốt pho
  • 6mcg carotin
  • 185mg vitamin C
  • 2,2g vitamin PP
  • 100mcg vitamin B1
  • 400mcg vitamin B2

Nhìn chung, các chất dinh dưỡng có trong rau ngót đều tốt cho sức khỏe nhưng liệu bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu có nên ăn rau ngót?

Hiện có rất nhiều lời đồn về việc ăn rau ngót có thể gây sẩy thai nhưng đúng – sai của lời đồn này vẫn chưa được khẳng định. Thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Câu trả lời là có thể, nhưng mỗi ngày bạn không nên ăn vượt quá 30g. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.

Bà bầu ăn rau ngót quá nhiều có tác hại gì?

  • Nguy cơ sẩy thai: Trong rau ngót tươi có chứa một lượng lớn papaverin, một chất kích thích được tìm thấy trong cây thuốc phiện.Chất này có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Theo quan niệm dân gian, papaverin có thể gây sảy thai nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh điều này. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất này.
  • Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid, một chất được sản sinh thông qua quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể.
  • Gây mất ngủ: Ngoài nguy cơ gây sẩy thai, bà bầu ăn rau ngót còn có thể bị mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.

Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai

  • Bà bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót để giảm thiểu những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh.
  • Khi chọn mua rau ngót, bạn cũng nên chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

Những loại rau tốt cho bà bầu mà bạn có thể chọn thay cho rau ngót

Trong thời gian mang thai, rau xanh là loại thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn. Tuy nhiên, ngoài những loại rau bạn nên hạn chế ăn quá nhiều như rau ngót, còn những loại rau khác tốt cho sức khỏe mẹ và bé mà bạn có thể thử:

Rau chân vịt

Trong các loại rau xanh, rau chân vịt được mệnh danh là

“thực phẩm vàng” đối với bà bầu

.

Rau chân vịt có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé như vitamin A, C, E, K, canxi, magiê, sắt, chất xơ… Các chất này giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát của người mẹ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sự phát triển của xương và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Súp lơ xanh

Đây là loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất

như axit folic, magiê, phốt pho, vitamin K, A… giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như táo bón, chuột rút, loãng xương, thiếu máu. Do đó, bà bầu nên bổ sung súp lơ vào chế độ ăn hằng tuần.

Cải thìa

Cải thìa có chứa

hàm lượng chất sắt rất lớn, giúp giảm thiểu nguy cơ bà bầu bị thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, cải thìa còn là thực phẩm kháng viêm cực tốt, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và tim mạch.

Ngoài các loại rau này, còn có rất nhiều loại rau xanh khác tốt cho sức khỏe bà bầu. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Những loại rau tốt cho bà bầu nên có trong bữa ăn hàng ngày nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây