Kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường băng tuyết sẽ giúp bạn đi lại an toàn hơn khi nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp và xuất hiện băng giá.
Một số Kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường băng tuyết sẽ giúp bạn hiểu hơn và có kiến thức đủ để đối phó nếu cung đường bạn đi gặp trở ngại khi gặp thời tiết giá rét:
1. Xe được trang bị lốp mùa đông
Lốp mùa đông có gai sâu và cao su mềm trong nhiệt độ băng giá để tăng độ bám đường. Tuy nhiên loại lốp này lại không phù hợp để di chuyển trong mùa hè. Nếu bạn không đủ tiền để sắm cả 2 bộ lốp, bạn có thể sắm lốp 4 mùa. Tuy lốp 4 mùa không bám đường phủ tuyết tốt bằng lốp mùa đông và không hiệu quả bằng lốp lốp mùa hè khi sử dụng trong thời tiết nắng nóng nhưng có thể chấp nhận được trong cả 4 mùa.
2. Phải bảo đảm tầm nhìn
Hãy chắc chắn lưỡi cao su gạt nước kính chắn gió còn tốt. Lau sạch phía trong kỹ lưỡng. Loại bỏ nước vệ sinh kính chắn gió vì nước có thể bị đóng băng, thay bằng dung dịch chống đóng băng. Chạy hệ thống phun nước cho đến khi chắc chắn dung dịch mới được phun lên kính.
3. Chạy máy điều hòa nhiệt độ
Chạy máy lạnh khi trời lạnh nghe có vẻ nghịch lý. Nhưng đây lại là biện pháp hữu hiệu để hơi sương không tụ lại bên trong kính chắn gió.
Khi nhiệt độ bên ngoài xe lạnh hơn trong xe, không khí bên ngoài ít hơi ẩm hơn bên trong (do hơi thở của lái xe và hành khách), hơi ẩm sẽ đọng lên mặt kính lạnh. Hãy mở điều hòa nhiệt độ ở chế độ lấy gió ngoài (fresh air) để giảm bớt độ ẩm trong xe, bật nút sưởi kính, điều chính ở nhiệt độ vừa phải để nâng nhiệt độ kính chắn gió, hơi sương sẽ không đọng bên trong kính chắn gió làm ảnh hưởng đến tầm nhìn. Ở nhiều xe, khi bật chế độ sưởi kính, máy điều hòa tự động điều chính về nhiệt độ thích hợp.
4. Bật đèn
Dù chạy ban ngày, phải bảo đảm đèn chiếu sáng và đèn lái được nhìn rõ khi tuyết đang rơi. Sử dụng đèn pha để xe khác nhìn thấy bạn và bạn nhận ra xe khác.
5. Kiểm tra hệ thống phanh, bảo đảm phanh hiệu quả
6. Cảnh giác với băng và băng đen
Mặt băng khiến lốp xe mất khả năng bám đường, việc điều hướng và giảm tốc gặp khó khăn.
Băng được hình thành khi con đường ướt và mặt đường bị không khí lạnh làm giảm nhiệt độ đến mức nước đóng băng. Vì đất dẫn nhiệt kém hơn không khí nên nhiều khi băng vẫn tồn tại ngay cả khi không khí chung quanh không còn giá lạnh.
Nếu bạn thấy con đường phía trước bóng bẩy tựa như mặt nước, hãy cẩn thận vì đó là “băng đen”. Băng đen còn được gọi là băng chói.
Băng đen cũng được hình thành như băng nhưng là một lớp rất mỏng và màu sắc vẫn là màu đen như mặt đường nên ta tưởng là mặt đường bình thường, điều này khiến băng đen trở nên cực kỳ nguy hiểm vì người lái xe người lái xe nhiều khi lầm tưởng đó là vũng nước vô hại. Băng đen thường hình thành vào ban đêm và mờ sáng.
7. Không được bẻ tay lái quá lố
Khi xe mất lái do bánh xe bị mất lái do bánh xe không ma sát với mặt đường, thông thường ta phản ứng bằng cách bẻ thêm tay lái. Nếu chuyển sang đoạn đường không đóng băng, lốp trước lấy lại độ bám, xe của bạn sẽ bay theo hướng bánh xe bị bẻ quá lố.
8. Tránh bánh xe phía sau bị trượt
Trước tiên bạn phải chọn xe có trang bị hệ thống ổn định điện tử (ESC). Thường các đời xe sản xuất sau năm 2012 đều được trang bị. Kế tiếp bạn phải bảo đảm rằng gai lốp các bánh sau còn sâu như bánh trước và phải là lốp xe mùa đông, tối thiểu là lốp 4 mùa.
9. Lái xe thật chậm
Lái với tốc độ 50% mức cho phép trong thời tiết bình thường và giữ khoảng cách an toàn gấp 3 lần bình thường.
10. Tắt hệ thống điều khiển hành trình (cruise control)
CCS tự động điều chỉnh bướm ga để duy trì tốc độ xe cố định. Điều này trở nên nguy hiểm trên đường băng tuyết do vậy bạn nên tắt CCS.
11. Kiểm tra áp suất lốp
Áp suất lốp đúng tiêu chuẩn sẽ giúp lốp bám đường tốt nhất.
12. Đổ đầy xăng, dầu
Một bình xăng dầu đầy sẽ hạn chế không khí lạnh tràn vào khiến xăng dầu bị đóng băng.
13. Chú ý khi lái xe trên cầu và cầu vượt
Khi trời giá lạnh, cầu và cầu vượt là nơi mặt đường có thể đóng băng sớm hơn những đoạn khác.
14. Không phanh gấp
Đạp phanh gấp và hết lực có thể khiến bánh xe bị mất ma sát trên đường tuyết.
15. Mang theo điện thoại di động (để liên hệ với đội cứu hộ nếu cần)
16. Mang theo bộ tích trữ khẩn cấp
Bộ tích trữ khẩn cấp bao gồm : đèn pin, túi cứu thương, pháo sáng, chất lỏng chống đông vệ sinh kính chắn gió, chăn, túi ngủ, găng tay, khăn giấy, nước uống, thực phẩm, muối v.v. để sử dụng trong thời gian chờ được giải cứu.
Đặc biệt, nếu bạn lái xe phượt bạn cũng và hay đèo dốc… sẽ giúp bạn rất nhiều trong những chuyến đi xa và thời tiết xấu vào mùa Đông.