5 điều tài xế cần lưu ý khi lái ô tô trên đường trơn trượt

0
3004

Việc lái ô tô trên đường trơn trượt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và mất an toàn cho người ngồi trên xe. Vậy khi mùa mưa đến, bạn cần lái xe như thế nào để đảm bảo chuyến đi thượng lộ bình an nhất?

1. Ô tô bị khóa bánh

Hiện tượng khóa bánh sẽ xảy ra khi bạn lái ô tô trên những đoạn đường trơn trượt

Khi bạn phanh xe mạnh và bất ngờ, bánh xe sẽ ngừng quay nhưng do quán tính nên xe bị trượt về phía trước, dẫn đến ô tô bị khóa bánh. Việc bạn cần làm là nhả phanh hoàn toàn, phanh nhẹ nhàng và chậm rãi để khắc phục tình trạng này.

Thông thường, hiện tượng khóa bánh sẽ xảy ra trên những đoạn đường trơn trượt, khi bạn đột ngột phanh từ 0 lên 50%. Tuy nhiên, nếu bạn phanh từ tốn thì có thể vượt qua ngưỡng 50% mà không khóa bánh xe.

2. Ô tô bị trượt bánh

Hiện tượng này xảy ra khi tài xế cố tăng tốc hoặc ấn mạnh ga để sớm thoát khỏi vũng lầy. Trên thực tế, điều này chỉ khiến bánh xe bị trượt và quay nhanh hơn tốc độ di chuyển bình thường. Do đó, bạn nên rà phanh và giảm ga cùng lúc, khi đó hệ thống kiểm soát độ bám đường sẽ lấy lại cân bằng cho xe. Với những dòng xe không hỗ trợ hệ thống này, bạn cần nhả luôn chân ga rồi rà nhẹ phanh. Trường hợp đang di chuyển trên đoạn đường cát, bùn lầy thì đạp ga từng nhịp, kết hợp đánh lái chậm rãi để xe lấy lại độ bám và thoát ra ngoài.

3. Trượt bánh do thiếu lái

Ô tô thường bị trượt ra ngoài góc cua khi tài xế đánh lái gấp, đặc biệt là với những góc cua trơn trượt hay gặp trời mưa. Những mẫu xe dẫn động cầu sau hoặc AWD sẽ dễ khắc phục tình trạng này hơn dòng xe dùng dẫn động cầu trước.

Để xử lý tình huống này, bạn nên nhả ga hoàn toàn và chỉ đạp phanh với lực vừa phải để bánh xe không bị khóa. Đồng thời, bạn hãy trả nhẹ lái và mở rộng góc cua theo quán tính để điều khiển xe dễ dàng hơn, nhớ phải giữ bình tĩnh để không xử lý lung tung gây tai nạn đáng tiếc.

4. Trượt bánh do thừa lái

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thừa lái thường nằm ở việc bánh xe ô tô mất độ bám đường, khiến phía sau xe bị trượt sang một bên, nhất là đối với xe dùng dẫn động cầu sau. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn xuất hiện khi bạn chạy xe với tốc độ cao và đạp phanh khi vào cua, áp lực dồn hết lên bánh trước làm cho bánh sau bị trượt. Để xử lý, bạn hãy nhả chân ga và điều khiển vô-lăng theo hướng bạn muốn đi.

5. Trượt qua lại

Trường hợp tài xế không giải quyết được tình trạng thừa lái thì bánh xe sẽ trượt sâu hơn. Khi đó, bạn buộc phải đánh lái lại nhiều lần và đến lần thứ 3, đuôi xe sẽ bị quăng đi rất mạnh dẫn đến xe tông mạnh vào lề đường hoặc chướng ngại vật. Vì vậy, bạn cần phải linh hoạt và nhanh chóng đánh vô-lăng theo quán tính đang đẩy xe ở lần thừa lái đầu tiên, rồi thả nhẹ lái để xe cân bằng tại 4 bánh. Lưu ý, cố gắng xử lý tốt ở tình huống thừa lái để bạn không phải đau đầu với việc trượt bánh qua lại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây