Đèn chiếu sáng ô tô là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn cho quá trình lái xe vào ban đêm cho các tài xế. Do vậy mà việc sử dụng đèn pha sai cách sẽ gây ra những nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Dưới đây là hướng dẫn bạn cách bật đèn pha ô tô đúng cách
1.Cách bật đèn pha ô tô
Trên thị trường xe ô tô hiện nay thì có rất nhiều dòng xe và hãng xe khác nhau, tùy thuộc vào mỗi dòng xe thì sẽ có đôi chút sự điều chỉnh về thiết kế vị trí bật tắt đèn do vậy mà bạn nên xem qua sách hướng dẫn sử dụng để biết được chính xác vị trí này. Theo như chuyên mục tin tức xe tìm hiểu thì đa phần những dòng xe thông dụng trên thị trường đều được thiết kế nút bật tắt đèn ở bên trái của vô lăng xe.
Khi bạn thực hiện chế độ bật đèn pha thì trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh để báo hiệu cho bạn. Đèn báo có hình chiếc đèn pha và ba vạch ngang thể hiện tình trạng đèn pha cốt.
Với những đoạn đường trong khu phố, khu dân cư bạn nên sử dụng đèn cốt chiếu gần để quan sát rõ nét những vật thể ở phía trước. Việc thay đổi chế độ đèn pha cốt là điều vô cùng quan trọng vừa giúp cải thiện độ sáng và vừa không gây ảnh hưởng đến những người đi trên đường.
2. Điều chỉnh đèn pha ô tô như nào cho đúng.
Thiết kế bên trong các đèn pha ô tô thường có một chốt nhỏ để điều chỉnh
độ cao thấp của đèn pha ô tô. Bạn nên căn chỉnh để đèn đạt tầm cao vừa phải không quá thấp cũng không nên quá cao để vừa có thể soi đường chuẩn nhất và hạn chế ảnh hưởng đến những phương tiện ngược chiều.
Chế độ bật đèn pha cốt nếu bạn di chuyển trên đoạn đường cao tốc, đường ngoài thành phố, đường 2 chiều có dải ngăn cách thì hãy sử dụng đèn pha để có tầm nhìn quan sát tốt hơn. Và đối với đoạn đường mà có hai làn ngược chiều thì bạn nên chú ý điều chỉnh đèn pha để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của xe ngược chiều và cũng như là một lời báo hiệu cho những người đối diện được biết.
Nếu bạn đang đi xe trong nội thành thì hãy dùng đèn cốt chiếu sáng do ở đây mật độ dân cư đi lại đông đúc và đồng thời đã có hệ thống đèn đường nên khả năng quan sát khá tốt nên nếu dùng cả đèn pha thì sẽ khiến bạn khó quan sát khi hai xe đi ngược chiều nhau.
backhoa.net lưu ý bạn khi điều chỉnh đèn ô tô bạn không nên dùng đèn pha ở những đoạn cua vì lúc này xe đối diện bạn cũng sẽ có khả năng quên tắt đèn pha khi đó hai xe giao nhau sẽ khiến cả hai người lái đều bị lóa mắt và không thể tránh đường được.
3. Cách sử dụng đèn pha ô tô đúng cách
Để sử dụng đèn pha ô tô đúng cách và đảm bảo an toàn, đúng luật khi tham gia giao thông thì bạn nên nhớ một số lưu ý sau:
– Đối với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha thì khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù nhằm giúp ắc quy có thể được xạc tốt nhất.
– Khi di phải di chuyển xe vào ban đêm trên đường cao tốc bạn có thể dùng đèn pha bình thường, nhưng khi di chuyển gặp xe đi ngược chiều bạn nên giảm tốc độ lại đồng thời chuyển đèn pha sang đèn cốt cho tới khi xe đi ngược chiều đã đi qua.
– Bạn chỉ nên sử dụng đèn pha kiểu tắt mở khi sang đường hoặc cần vượt qua xe khác. Đối với ô tô thì đèn pha sẽ là một công cụ xin tốt hơn cả còi xe, do ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa xe rất khó để nghe được âm thanh phát ra từ còi.
– Nếu quan sát thất xe đi ngược chiều nháy đèn pha thì bạn hãy kiểm tra đèn trên xe có đang ở chế độ đèn pha hay không. Đây là điều bạn cần phải ghi nhớ bởi những người đi ngược chiều có thể bị đèn pha ô tô của bạn làm cho lóa mắt dẫn tới mất lái và gây ra tai nạn giao thông.
– Bạn không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của chiếc xe ô tô. Với những chiếc đèn có pha sos chung không nên sử dụng bóng đèn Led vì bóng đèn Led sẽ cho ánh sáng không thật mắt cho người lái xe.
– Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng an toàn nhất khi sử dụng.
Trên đây là hướng dẫn cách bật đèn pha ô tô đúng cách và an toàn hy vọng
với những kiến thức vừa rồi sẽ giúp bạn có thể sử dụng đèn pha tốt nhất đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển trên đường.