Giúp bà bầu vượt qua nỗi khổ của viêm xoang khi mang thai

0
3070

Bạn có thường cảm thấy khó chịu ở vùng xoang mũi, thường hay bị nghẹt mũi và đau họng không? Nếu câu trả lời là có thì nhiều khả năng bạn đã bị viêm xoang rồi đấy. Đặc biệt, viêm xoang khi mang thai có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Viêm xoang là tình trạng mà lớp niêm mạc ở các xoang bị sưng. Điều này làm cản trở dòng chảy của chất nhầy ra khỏi các xoang. Tình trạng này sẽ dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, tăng áp lực hoặc khó chịu lên vùng mắt, mũi và má. Bệnh này có thể là do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này.

Nếu bạn bị nhiễm trùng xoang trong thời gian mang thai thì việc uống thuốc sẽ là điều đầu tiên bạn nghĩ đến. Tuy nhiên, có thuốc an toàn nhưng cũng có một số loại thuốc không an toàn cho thai phụ. Do đó, thay vì sử dụng thuốc, bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tự nhiên để khắc phục tình trạng này.

Hình ảnh bà bầu bị viêm xoang

Dùng thuốc để điều trị viêm xoang khi mang thai

Các loại thuốc dùng để điều trị viêm xoang cấp tính gồm cefprozil (Cefzil) và amoxicillin-clavulanate. Acetaminophen (Tylenol) cũng an toàn khi sử dụng trong thai kỳ để giảm đau. Ngoài sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc trị ho để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trong thời gian ngắn cũng an toàn nếu bạn sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin…).

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết rõ thông tin về các loại thuốc. Nhìn chung, dù các loại thuốc này an toàn nhưng tốt hơn bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong thời gian mang thai.

Có rất nhiều biện pháp điều trị an toàn không cần dùng đến thuốc

  • Uống nhiều chất lỏng như nước, súp và nước ép trái cây họ cam quýt. Giữ ẩm cho cơ thể là điều rất quan trọng trong việc giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Bạn có thể tự pha dung dịch này bằng cách cho 1/8 muỗng cà phê muối và 1 ít bột nở vào 1 chén nước ấm, khuấy đều, bơm vào một bên mũi rồi hỉ ra, đổi bên.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm sạch đường mũi. Bạn cũng có thể đun 1 ít nước sôi, sau đó lấy khăn trùm lên đầu và xông. Điều này cũng giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi khá nhanh.
  • Kê cao đầu khi ngủ để thở dễ dàng hơn.
  • Nếu bạn bị đau họng, hãy súc miệng bằng nước muối ấm (1/4 muỗng cà phê muối với 250ml nước). Mật ong và chanh cũng giúp giảm đau họng.
  • Ngủ đủ giấc để giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
  • Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy thèm ăn nhưng khi đau ốm, bạn có thể không còn cảm giác này. Tuy nhiên, ngay cả khi không thèm ăn, bạn vẫn nên ăn uống đầy đủ. Nếu không cảm thấy ngon miệng, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn. Trong chế độ ăn của bạn, có những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau củ.

Nếu bạn bị nhức đầu:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vai, cổ hoặc trán.
  • Tập thể dục hoặc tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm đau đầu.

Khi nào nên đến bác sĩ?

  • Nếu bạn ho ra đờm xanh hoặc vàng
  • Nếu bạn bị sốt trên 38°C
  • Không ăn hoặc ngủ được

Nếu bệnh không có tiến triển tốt, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bạn và bé. Khi bị bệnh, bạn nên chăm sóc bản thân tốt. Bên cạnh dùng thuốc, bạn cũng áp dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng và hồi phục tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây