Lịch khám thai cho bà bầu trong suốt thai kì

0
2994

Lịch khám thai và siêu âm trong toàn bộ thai kì là vô cùng quan trọng để bạn có thể theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng tham khảo những mốc thời gian quan trọng cho mẹ đi khám thai và siêu âm dưới đây nhé!

Quy trình khám thai theo các giai đoạn tam cá nguyệt được Bệnh viện Phụ Sản Trung ương hướng dẫn như sau:

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên ( 3 tháng đầu) :

Đi khám sớm nhất khi bạn phát hiện có bầu, thường là sau ngày chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sỹ kê đơn thuốc vitamin.Khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần. Được dự kiến ngày sinh.

Lịch khám thai cho bà bầu trong suốt thai kì

Hình ảnh minh họa 

Khám thai thường xuyên sẽ giúp cho mẹ bầu theo dõi chính xác được sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6):

Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần. Tiêm phòng uốn ván. Làm các xét nghiệm cơ bản. Làm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định. Làm hồ sơ quản lý thai.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (thai 3 tháng cuối):

Khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ. Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần. Làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám. Tư vấn giảm đau trong đẻ.Khi thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ.

Lịch khám cụ thể theo từng tuần cho bà bầu
Lần 1 Tuần 5 – Siêu ân 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống vi chất dinh dưỡng

Lần 2 Tuần 8 – Siêu ân 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống vi chất dinh dưỡng

Lần 3 Tuần 12 – Siêu ân 4D ( đo độ mờ da gáy của bé)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống vi chất dinh dưỡng

Lần 4 Tuần 16 – Siêu ân 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Xét nghiệm máu ( tripple test để kiểm tra dị tật thai nhi)

– Uống vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, magie B6

Lần 5 Tuần 20 – Siêu ân 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy

Lần 6 Tuần 22 – Siêu ân 4D ( kiểm tra hình thái thai nhi)

– Kiểm tra thai máy

Lần 7 Tuần 26 – Siêu ân 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy

Lần 8 Tuần 30 – Xét nghiệm máu, thử nước tiểu

– Làm hồ sơ sinh

– Tiêm phòng uốn ván

– Siêu ân 2D

– Uống canxi, sắt

Lần 9 Tuần 32 – Siêu ân 4D ( kiểm tra hình thái thai nhi)

– Khám thai, thử nước tiểu

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10 Tuần 34 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm

– Tiêm phòng uốn ván

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11 Tuần 36 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12 Tuần 38 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13 Tuần 39 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14 Tuần 40 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm

– Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Các thủ tục chi tiết ở từng mục khám:

1. Siêu âm thai cho bà bầu:

Siêu âm thai 2D

Hay còn gọi là “siêu âm mức độ 1”, là hình thức siêu âm cho thấy hình ảnh 3 chiều về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể bà mẹ và em bé. Hình ảnh từ việc siêu âm 2D thường có màu trắng đen, và có cùng một mức độ chi tiết như một phim âm bản.

Lịch khám thai cho bà bầu trong suốt thai kì

Hình ảnh từ việc siêu âm 2D thường có màu trắng đen, và có cùng một mức độ chi tiết như một phim âm bản.

Siêu âm 2D thường được thực hiện với mục đích chẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, đo độ dài và kích thước, đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường, tuổi thai, ngày dự sinh, xác định những dị tật bẩm sinh ở thai nhi,…

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D cũng giống như siêu âm 2D nhưng cho hình ảnh màu, khi này, thai cũng khá lớn và có thể nhìn tương đối rõ hình hài của thai nhi. Siêu âm này cho hình ảnh với kích cỡ lớn hơn, rõ hơn siêu âm 2D. Siêu âm 3D không phát hiện các dị tật và đưa ra tuổi thai chuẩn xác như 2D, đó là lí do, các bác sĩ thường sử dụng 2D với mục đích kiểm tra những bất thường ở thai nhi.

Siêu âm 4D

Khá giống với siêu âm 3D, siêu âm 4D cho ra đời hình ảnh 3D động, thông qua siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy những cử động đáng yêu của con, thậm chí có thể lưu lại trong VCD để làm kỷ niệm.

2. Xét nghiệm máu cho bà bầu: 

Xét nghiệm máu cho bà bầu là kiểm tra các nồng độ có trong máu người mẹ từ đó có thể xác định được các dị tật mà thai nhi có khả năng cao bị mắc như Down, dị tật ống thần kinh, dị tật ở não,…

Xét nghiệm Double test và Triple test

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ. Xét nghiệm này rất đơn giản, chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.

Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 20, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần.

3. Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu: 

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cần thiết được bác sĩ chỉ định đối với những người đang mang thai. Đây là cách chuẩn xác để phát hiện bất thường trong cơ thể nhằm bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai kỳ.

Xét nghiệm nước tiểu cho người bình thường và bà bầu đều giống nhau, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh vùng kín bằng khăn lau tiệt trùng.

Bước 2: Bạn lấy mẫu nước tiểu vào cốc theo yêu cầu và đúng tỉ lệ. Không dùng tay để chạm vào nước tiểu trong cốc lấy mẫu làm xét nghiệm.

Bước 3: Các bác sĩ sẽ nhúng que thử vào mẫu nước tiểu, thông qua màu sắc trên que để đối chiếu với bảng màu và đưa ra kết quả.

4. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu: 

Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thông thường, các vắc xin này có thể được tiêm trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.

Vắc xin phòng uốn ván: Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván, với nguyên tắc: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ bên trên giúp các bạn phần nào hiểu thêm về vấn đề và thứ tự lịch trình đi khám thai của các mẹ bầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây