Dịch đau mắt đỏ: Vì sao cả nhà lây nhau?

0
2131

Do đặc tính dễ lây lan nên dịch đau mắt đỏ đang gia tăng đột biến. Nhiều gia đình cả nhà cùng mắc đau mắt đỏ, tự mua thuốc về điều trị dẫn đến các biến chứng khó lường.

Dịch đau mắt đỏ: Vì sao cả nhà lây nhau?

Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát

Cả nhà cùng đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một bệnh dễ lây nhiễm, thường lây sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, nước mắt người bệnh. Hoặc cũng có thể lây do cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như: Tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, khăn mặt…

Theo ThS-BS Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương, dịch đau mắt đỏ tăng nhanh từ tuần trước. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 300 – 400 bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám tại bệnh viện.

Dịch đau mắt đỏ dễ lây lan nên việc cả gia đình đều mắc thường xảy ra ở các mùa dịch. Ngoài ra, lớp học, cơ quan, xí nghiệp, công sở cũng là môi trường khiến dịch bùng phát.

Những thuốc nên tránh

Bệnh viện Mắt trung ương từng tiếp nhận bệnh nhân bị đau mắt đỏ do dùng thuốc sai cách dẫn đến biến chứng viên kết mạc cấp, giảm thị lực. Trường hợp của chị Bùi Thị Hải trú tại Long Biên, Hà Nội là một ví dụ.

Dịch đau mắt đỏ: Vì sao cả nhà lây nhau?

Trẻ bị đau mắt đỏ ngày càng gia tăng.

Chị Hải bán hàng ở siêu thị. Đi làm về, chị thấy thấy mắt đau, có hạt bụi nên dụi mắt nhiều. Đến đêm thấy mắt đau nhiều hơn, chảy nước mắt. Sáng ngủ dậy chị Hải thấy hai mắt đỏ ngầu nên biết mình bị đau mắt đỏ.

Sau đó, chị ra hiệu thuốc tự mua thuốc về điều trị. Kết quả, bệnh giảm, mắt không còn đỏ như trước nhưng được vài hôm, chị Hải rửa mặt thấy có máu chảy từ mắt ra. Chị Hải hoảng loạn đi khám bệnh được bác sĩ cho biết bị viêm kết mạc cấp, biến chứng từ đau mắt đỏ.

Bác sĩ Cương khuyến cáo

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân, tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
Đặc biệt không nên dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nếu bị bệnh cần nghỉ 7-10 ngày để cách ly và điều trị dứt điểm, tránh lây sang người khác.
Khi mắc bệnh người bệnh không tự ý nhỏ mắt bằng loại thuốc có thành phần Cocticoid như: Clodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydexa vì các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt, nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng thị lực. Thói quen khi có bệnh đi mua thuốc về nhỏ rất dễ làm hại mắt.
Không sử dụng lá trầu để đắp vào mắt khi bị đau mắt đỏ
Đặc biệt không sử dụng các phương pháp chữa trị được truyền tai nhau như xông mắt bằng lá trầu không, đắp mắt bằng rau dấp cá, rau má, thổi gừng… Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các phương pháp trên có tác dụng chữa trị đau mắt đỏ, do vậy nếu thực hiện các biện pháp này thì rất nguy hiểm cho đôi mắt. Có những bệnh nhân đã bị mù vĩnh viễn vì các phương pháp xông dân gian.
Đối với trẻ em khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học từ 5 – 7 ngày. Hệ thống y tế học đường cần bảo đảm trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, sát trùng vật dụng chung. Trong gia đình, cần cách ly người bệnh với người xung quanh, nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly trên 80cm, tránh bắt tay, ôm hôn…
Bộ Y tế đang lo ngại dịch đau mắt đỏ bùng phát hiện nay trùng với thời điểm tựu trường, trong khi học sinh, nhất là các đối tượng học sinh nhỏ tuổi ở bậc tiểu học, mầm non thường nhạy cảm với các loại vi rút, do đó nguy cơ lây lan dịch trong trường học rất lớn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây