Bệnh đau mắt đỏ thực sự nguy hiểm?

0
2186

Đau mắt đỏ là một căn bệnh vô cùng phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu hết về bệnh này và những biến chứng nguy hiểm nó gây ra.

Bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là chứng viêm đỏ lớp màng kết mạc trong tròng mắt và màng phần mí mắt. Màng mắt thường có màu trong. Nếu mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ thấy mắt khó chịu và dần chuyển sang màu đỏ kèm sưng tấy.

Đau mắt đỏ là bệnh rất phổ biến. Bệnh này không nghiêm trọng và thường tự hồi phục trong 7−10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành mãn tính nếu bạn không cẩn thận.

Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Hầu hết người mắc bệnh đau mắt đỏ đều do:

  • Virus hoặc vi khuẩn tấn công mắt gây nhiễm trùng;
  • Khô mắt do ít tiết nước và ở ngoài môi trường nắng, gió lâu;
  • Tiếp xúc với các chất hóa học, khí thải và khói bụi (chất hóa học niêm mạc);
  • Dị ứng.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus gây ra nên bệnh rất dễ lây nhiễm và truyền đi rất nhanh. Nhưng cũng vì virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ nên bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Ngược lại, phòng ngừa bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Việc bạn không giữ gìn vệ sinh tay hoặc dùng chung đồ vật với người nhiễm bệnh là tác nhân chủ yếu khiến truyền nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ do virus

Đau mắt đỏ thường gây ra bởi một loại virus tên là adeno – virus thường gặp gây ra các bệnh về hô hấp, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm họng. Virus herpes cũng có thể gây ra bệnh này. Người mắc bệnh đau mắt đỏ do virus thường có các triệu chứng sau:

  • Tròng trắng mắt bị đỏ;
  • Sưng mí mắt;
  • Mí mắt nóng rát và ngứa ngáy;
  • Sưng vùng mềm trước lỗ tai;
  • Hay chảy nước mắt;
  • Mắt tiết dịch có màu trắng, hơi đặc hoặc trong.

Các triệu chứng thường kéo dài 5−7 ngày, nhưng có một số trường hợp bệnh có thể kéo dài đến 3 tuần và trở thành bệnh mãn tính.

Bệnh đau mắt đỏ sẽ nặng hơn nếu bạn:

  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể mất đi khả năng chống lại vi khuẩn;
  • Chỉ nhìn được bằng một bên mắt;
  • Đeo kính áp tròng.

Nếu bị đau mắt đỏ do virus, bạn có thể đi học, đi làm lại như bình thường khi các triệu chứng có dấu hiệu hồi phục (thường trong 3−5 ngày). Thuốc men không có tác dụng điều trị bệnh do virus gây ra nên bạn hãy cố gắng phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân. Rất hiếm trường hợp mắc bệnh do virus herpes gây bệnh và bạn có thể chữa trị bằng thuốc kháng khuẩn. Để thoải mái hơn, bạn cũng có thể điều trị tại nhà.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Mắt bạn sẽ bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào mắt hoặc vùng quanh mắt. Các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến đau mắt đỏ gồm:

  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng;
  • Viêm màng não do Hib gây ra;
  • Bệnh mèo cào;
  • Bệnh lậu.

Một vài triệu chứng phổ biến do bệnh này gây ra bao gồm:

  • Tròng trắng mắt bị đỏ;
  • Mắt tiết dịch màu xám hoặc vàng;
  • Dịch có thể khiến lông mi bị dính;
  • Xót mắt nhẹ;
  • Sưng mí mắt trên và có thể khiến hẹp khe mí mắt.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn khiến tiết dịch mắt nhiều hơn bệnh gây ra do virus. Bệnh thường kéo dài trong 7−10 ngày mà không cần uống thuốc kháng sinh. Nếu dùng thuốc, bệnh sẽ hết trong 2−4 ngày. Bạn có thể đi học, đi làm lại bình thường sau 24 giờ uống thuốc kháng sinh và nếu các triệu chứng được cải thiện. Các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn thường diệt khuẩn gây đau mắt đỏ.

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc do virus hay vi khuẩn đều cực kỳ dễ lan truyền. Trẻ sơ sinh và người thường xuyên đeo kính áp tròng sẽ dễ bị bệnh đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn hơn. Khi ấy, mắt của người bệnh sẽ tiết ra nhiều dịch màu xanh và dính. Tuy nhiên, để chắc chắn con trẻ của bạn bị đau do nhiễm trùng hay do virus, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa. Nếu là bệnh gây ra do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ cho trẻ em dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị.

Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm trong bao lâu?

Bệnh sẽ hết lây nhiễm khi mắt trẻ hết tiết dịch. Các dấu hiệu cũng như triệu chứng bệnh thường sẽ tự hồi phục trong 3−7 ngày. Khi mắt trẻ đã hết tiết dịch, trẻ đã có thể đi học lại bình thường.

Nếu trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn, bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kem pomat thoa mắt để cải thiện tình trạng. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay thật kỹ với xà phòng sau khi dụi mắt là cách để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Bài viết chỉ cung cấp những thông tin tham khảo và cách điều trị bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Nếu bạn cảm thấy mắt bị đau hoặc đỏ bất thường, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để nhận được điều trị phù hợp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây