Có người cho rằng ăn mè khi mang thai không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ trong bụng. Thật ra, tác dụng của mè đen đối với bà bầu lại rất đáng mong đợi, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Hạt mè, còn có tên khoa học là Sesamum indicum, là loại cây trồng khá lâu đời và được tìm thấy hơn 3.500 năm trước. Mè có màu trắng, đen, vàng và đỏ, tùy thuộc vào chủng loại. Ngoài ra, thực phẩm như hạt mè có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con.
tác dụng của mè đen với bà bầu
Ăn mè đen khi mang thai có an toàn không?
Ăn mè khi mang thai có hoàn toàn an toàn hay không?. Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc mẹ sử dụng mè trong thời gian mang thai là không an toàn. Việc cho rằng hạt mè có thể gây sẩy thai bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, hạt mè rất tốt cho sức khỏe vì chúng giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C và E. (1) (2)
Tác dụng của mè đen đối với bà bầu
1. Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Táo bón là một vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai. Hạt mè rất giàu chất xơ nên giúp nhuận tràng tự nhiên, giảm táo bón thai kỳ. Thêm mè vào chế độ ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. (3)
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Hạt mè có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi mang thai, sức đề kháng của bạn thường thấp. Do đó, hạt mè sẽ làm tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm.
3. Giàu canxi tốt cho răng và xương
Phụ nữ mang thai thường hay bị thiếu canxi vì một lượng lớn canxi đã bị mất đi trong quá trình phát triển xương của bé. Hạt mè là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, làm chắc xương và ngăn ngừa các bệnh răng miệng. (4)
4. Tăng năng lượng
Hạt mè là một trong những thực phẩm giúp tăng sức mạnh tốt nhất. Mè giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thần kinh, làm giảm sự suy yếu cơ và căng thẳng, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. (5)
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen nguyên hạt, rang hoặc nướng trên 100g khẩu phần như sau (6):
- Calorie – 565 kcal
- Carbohydrate – 25,7g
- Protein – 17g
- Chất xơ – 14g
- Chất béo – 48g
- Canxi – 989 mg
- Magiê – 356 mg
- Phốt pho – 638 mg
- Vitamin A – 9 IU
- Thiamin – 0,8mg
- Niacin – 4,6 mg
- Folate – 98 mcg
Cách thêm hạt mè vào chế độ ăn của mẹ bầu
- Ăn mè với rau sống
- Ăn hạt mè với rau thơm để làm tăng hương vị và tăng giá trị dinh dưỡng
- Rang hạt mè và thêm vào các món như mì, cà ri…
- Chế biến mè thành chè: chè mè đen,…
Hạt mè không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn làm tăng hương vị của món ăn. Tuy nhiên, dù hạt mè tốt nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều.
Tác dụng phụ của hạt mè trong thời gian mang thai
Có một vài tác dụng phụ của hạt mè mà bạn nên biết khi sử dụng loại thực phẩm này:
- Không ăn quá nhiều trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu bạn thấy khó chịu sau khi ăn, hãy đi khám bác sĩ.
- Tránh ăn nếu bạn có tiền sử bị dị ứng.
Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc về việc sử dụng mè trong thai kỳ, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tiêu thụ các loại thực phẩm khác như trái cây, nước ép từ trái cây hoặc nhăm nhi một chút quà vặt tốt cho sức khỏe mẹ bầu để mẹ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai nhé.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.