Thường thì hệ thống lái sẽ có những “dấu hiệu cảnh báo” trước khi chính thức trục trặc. Tuy vậy, cũng có những trường hợp xe đột ngột mất trợ lực lái mặc dù vẫn thường xuyên bảo dưỡng. Tất cả những vấn đề này sẽ không có gì là quá to tát nếu như tài xế biết cách kiểm tra và xử lý tình huống. Dưới đây là 2 trường hợp ô tô mất lái trợ lực và cách phát hiện, xử lý.
Trường hợp 1: Xe mất trợ lực lái từ từ
Đây là những cách để lái xe phát hiện xe đang có dấu hiệu mất trợ lực lái
Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn: xử lý khi mất trợ lực lái từ từ
1. Nghe âm thanh xoay vô-lăng.
Nếu vô – lăng phát ra những âm thanh lạ như két két khi xoay thì hệ thống trợ lực của xe đang gặp vấn đề.
Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn: Lắng nghe âm thanh và cảm nhận sức nặng của vô – lăng
2. Sức nặng khi xoay vô-lăng.
Bình thường khi vào cua do có trợ lực nên việc xoay vô-lăng rất nhẹ nhàng nhưng nếu bạn cảm thấy việc xoay vô – lăng trở nên nặng nề hơn bình thường thì chắc chắn xe đã mất trợ lực.
3. Kiểm tra chất lỏng.
Những xe sử dụng trợ lực là hệ thống thủy lực thì đa phần vấn đề của vô-lăng nằm ở đây. Nếu xe đỗ một thời gian lâu mà trên mặt đường xuất hiện những vết dầu nhớt có màu hổ phách, màu hồng hoặc màu đỏ thì đây chính là dầu thủy lực của hệ thống lái bị rò rỉ.
Kiểm tra chất lỏng rỉ ra trên mặt đường để biết hệ thống thủy lực bị rò rỉ
Trường hợp 2: Mất trợ lực lái bất ngờ
Khi mất trợ lực lái bắt ngờ, tài xế cần bình tĩnh xử lý
1. Cảnh báo xe khác.
Khi mất trợ lực lái bất ngờ, tài xế cần có biện pháp cảnh báo cho xe khác biết
Khi mất trợ lực lái thì lái xe thường rất hoảng hốt nhưng hãy cố gắng thật bình tĩnh, thay nỗi sợ hãi ấy thành những hành động an toàn như bật đèn khẩn cấp, bấm coi liên tục để cảnh báo cho xe khác biết là xe mình đang gặp sự cố.
2. Cho xe vào lề đường.
Không được đạp chân ga gấp khi mất trợ lực lái bất ngờ
Nếu như bạn thấy, hệ thống lái vẫn có thể hoạt động được dù ở mức thấp thì cũng nên tận dụng nó để đưa xe sát vào lề đường. Trong trường hợp này hãy chú ý là không được đạp chân ga vì nó sẽ khiến cho xe khó kiểm soát hơn.
3. Từ từ dừng hẳn xe.
Lái xe nên ghì chặt xe về số thấp
Lái xe nên nhớ là không được đạp phanh mạnh vì như vậy sẽ khiến cho xe khóa và trượt bánh mà nên áp dụng phanh vừa phải. Trong trường hệ thống lái bị mất trợ lực do động cơ xe bị treo hay tắc ga thì tài xế phải áp dụng cách ghì xe về số thấp thậm chí cũng đừng ngại mà không dùng dùng ta – luy làm vật cản giúp cho xe dừng lại hoàn toàn.
4. Khởi động lại xe.
Sau khi dừng xe bên lề đường, thì tài xế tiến hành thử đánh lái. Nếu hệ thống hoạt động trở lại thì tiếp tục cho xe di chuyển, nếu không thì tài xế nên từ từ điều khiển xe ở tốc độ chậm tới trạm bảo dưỡng gần nhất hoặc gọi cứu hộ trên đường.
Trên đây là cách phát hiện và xử lý khi xe mất trợ lực lái. Thực tế cho thấy, xe chủ yếu là mất trợ lực lái hiếm khi xảy ra trường hợp mất lái hoàn toàn. Vậy nhưng nếu rơi vào trường hợp mất lái hoàn toàn thì lái xe không có nhiều sự lựa chọn và điều quan trọng nhất lúc này là phải thật bình tĩnh và thực hiện những động tác sau:
– Trường hợp mặt đường phía trước khô, vắng xe thì tài xế nên phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.
-Trường hợp mặt đường trơn, ướt thì tài xế cần cần rà phanh, tránh phanh gấp để chủ động kiểm soát hướng di chuyển. Bởi lẽ khi phanh gấp, bánh xe bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi.
– Trường hợp đường có nhiều xe hoặc là đường cao tốc, tài xế cần nhanh chóng thông báo cho những người tham gia giao thông khác biết bằng cách phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi. Nếu chạy trong đêm thì tài xế cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý đồng thời giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng. Ngay sau khi phát tín hiệu cảnh báo, tài xế cần tìm cách kiểm soát xe bằng cách phối hợp việc nhấp nhả phanh chân, phanh tay, về số và chuẩn bị tinh thần cho một cú va chạm.