Thủ Tục Nâng Bằng Lái Xe Ô Tô Gồm Có Những Gì?

0
3160

Một số tài xế muốn cải thiện thu nhập nên có nhu cầu nâng bằng lái xe ô tô hoặc nhiều người còn gọi là nâng dấu bằng lái xe. Dù vậy, đa số các bác tài đều chưa hiểu rõ về thủ tục nâng bằng lái xe ô tô gồm có những gì? Cũng như là hồ sơ nâng dấu bằng lái xe ô tô như thế nào mới đúng luật quy định? Bài viết sau đây sẽ là những thông tin chính xác về thủ tục nâng bằng lái xe ô tô theo luật hiện hành.

NÂNG BẰNG LÁI XE Ô TÔ CẦN NHỮNG HỒ SƠ GÌ

Nâng dấu bằng lái ôtô là việc làm cho giấy phép lái xe có nhiều chức năng hơn, cụ thể là điều khiển được nhiều loại xe, hoặc loại xe vận tải nặng hơn. Ví dụ bạn đang có bằng lái xe B2, lái xe dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, nếu bạn muốn chở hàng hay lái loại xe tài hạng nhẹ, nặng hoặc lái xe khách 14 chỗ, là bạn cần đến thủ tục nâng bằng lái xe ô tô.

Về thủ tục đăng ký của người học nâng hạng, Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.

– Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

– Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật.

– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).

– Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).

THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC NÂNG BẰNG LÁI XE Ô TÔ

Thủ tục và điều kiện cần có như sau:

1. Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hay đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.

2. Thời gian đào tạo theo quy định của Sở : 3 tháng đối với bằng Tp. HCM cấp (bằng lái do Tỉnh cấp 5 tháng)

3. Bằng tốt nghiệp tối thiểu :

+ Dấu c có bằng cấp 2.

+ Dấu D có bằng cấp 2.

+ Dấu E có bằng cấp 3

Hồ sơ nâng dấu cực kỳ đơn giản

+ 2 CMND photo (không cần công chứng).

+ 10 hình 3×4 (nền xanh dương).

+ Hồ sơ bằng lái (gốc) + bằng lái (photo không công chứng).

Quy định nâng bằng lái xe ô tô hiện nay

Nâng hạng giấy phép lái xe ô tô là việc làm cho giấy phép lái xe có nhiều chức năng hơn, cụ thể là điều khiển được nhiều loại xe, hoặc loại xe vận tải nặng hơn. Ví dụ bạn đang có bằng lái xe B2, lái xe dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, nếu bạn muốn chở hàng hay lái loại xe tài hạng nhẹ, nặng hoặc lái xe khách 14 chỗ, là bạn cần đến thủ tục nâng bằng lái xe ô tô.

– Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.

– Trường hợp nâng hạng bằng lái từ hạng từ bằng lái B1 lên hạng B2 cá nhân phải có thời gian lái xe ít nhất 1 năm và có 12.000km lái an toàn.

– Trường hợp nâng bằng lái xe ô tô

hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng giấy phép lái xe lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000km lái xe an toàn.

– Trường hợp nâng hạng từ bằng lái hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000km lái xe an toàn.

– Nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc 9/12) trở lên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây