Tai nạn giao thông là một trải nghiệm không hề dễ chịu đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý sau khi xảy ra tai nạn, bạn sẽ khiến sự việc trở nên thoải mái hơn một chút.
Khoảnh khắc kinh hoàng nhất khi gặp một vụ tai nạn xe hơi không phải là những ảnh hưởng ngay lập tức mà là những giây phút dài hơn bao giờ hết trước khi âm thanh vỡ vụn khủng khiếp xuất hiện. Mọi người thường nói rằng khoảng thời gian này chậm và kéo dài một cách đáng sợ trước khi những người ngồi trong xe thực sự bị ảnh hưởng bởi tác động.
Trên thực tế, lý do của sự giãn nở thời gian này là vì sau khi xảy ra tai nạn, bạn thường suy nghĩ về những gì lẽ ra bạn có thể làm khác đi – lúc này những ký ức vào thời điểm đó liên tục ùa về và lặp đi lặp lại trong đầu bạn.
Âm thanh kinh hoàng
Va chạm vật lý tác động một lực cực lớn đến trí não và cơ thể của bạn. Cơ thể con người không được sinh ra để chịu đựng những tác động quá mạnh khi đột ngột dừng lại ở tốc độ 40km/h và kết quả là vụ va chạm sẽ có xu hướng làm tổn thương, chấn động não của bạn.
Âm thanh răng rắc và tiếng vỡ vụn ra từng mảnh sẽ làm bạn cảm thấy kinh hoàng và nhớ mãi, bởi vì khi lực tác động vượt quá sức chịu đựng của kim loại và nhôm thì mọi thứ sẽ bắt đầu vỡ vụn, xé toạc mọi thứ.
Không những vậy, chiếc xe còn mất một lúc để có thể dừng lại hoàn toàn.
Lúc này nếu như bạn có ý thức và có thể cử động được toàn cơ thể thì bạn nên di chuyển thật nhanh ra khỏi xe. Lý do không phải vì chiếc xe sẽ phát nổ như trên TV mà vì bạn còn phải đến để xem người mà bạn vừa tông vào thế nào.
Cãi vã
Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và đa số trong số chúng sẽ là: “Anh bị mù à?”, “Anh đang nghĩ gì vậy?”, “Anh muốn chết hả?”
Cả hai sẽ bắt đầu đổ lỗi và nhanh chóng cáu giận và trở thành cuộc cãi vã. Nếu liên quan đến nhiều hơn một một xe thì bạn sẽ luôn gặp một một tình huống – một người sẽ nhanh chóng xin lỗi và cố gắng xoa dịu người còn lại, còn người còn lại sẽ bắt đầu nổi giận và thể hiện sự hận thù trên khuôn mặt.
Đôi lúc hai người sẽ bù trừ cho nhau, những giọt nước mắt tội lỗi của người vừa tông sẽ làm dịu đi sự tức giận của người bị tông. Hoặc ngược lại lời xin lỗi lại khiến người kia cảm thấy còn giận dữ hơn khi người ta sẵn sàng nhảy ra khỏi xe với cả tá lời chửi rủa.
Buộc tội
Nếu may mắn thì bạn sẽ chỉ tự buộc tội bản thân vì sao mình lại quá ngu ngốc đến vậy, sẽ không có bất kỳ mâu thuẫn nào với người mà bạn vừa tông phải và cuộc sống của bạn vẫn sẽ tiếp diễn như thường lệ, sau khi vượt qua được nỗi cắn rứt này thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là những thủ tục mà công ty bảo hiểm yêu cầu bạn phải thực hiện để có thể sửa chữa cho chiếc xe của mình.
Nếu như có bất kỳ cuộc tranh cãi nào về việc ai đúng ai sai và công ty của ai sẽ có trách nhiệm chi trả thì hãy chuẩn bị cho một thử thách thức sự.
Có một điều chắc chắn là dù công ty bảo hiểm có phản hồi nhanh đến đâu hoặc họ làm tốt đến thế nào sau vụ tai nạn này thì cũng sẽ có một vài người cảm thấy không vui với sự thật rằng chiếc xe của họ sẽ không thể ra đường trong vòng 24 giờ tới.
Ám ảnh
Kể cả nếu như bạn không làm gì sai và lỗi thuộc về người khác thì dù ít dù nhiều bạn cũng sẽ suy nghĩ về vụ tai nạn và bắt đầu lo lắng rằng mình chắc hẳn đã có thể làm gì đó để tránh được vụ tai nạn này.
Nếu bạn là người gây ra tai nạn thì bạn sẽ bị tác động đến rất nhiều và thậm chí là ảnh hưởng thói quen lái xe của bạn. Bạn sẽ bắt đầu lo lắng nhiều hơn, lái cẩn thận hơn và chậm hơn trước.
Làm gì sau khi xảy ra tai nạn?
Dưới đây là những điều bạn cần làm sau khi va chạm.
Đừng nhận lỗi một cách công khai. Hãy bảo vệ bản thân về mặt pháp lý. Khi chưa có kết luận cuối cùng của cảnh sát giao thông thì bạn không nhận lỗi hoặc đổ lỗi cho người còn lại.
Trao đổi thông tin với người lái chiếc xe còn lại. Xin tên, số điện thoại, địa chỉ và thông tin về công ty bảo hiểm. Đồng thời cũng nên ghi lại ngày, giờ và địa điểm xảy ra tai nạn.
Nếu có thể hãy chụp lại một bức ảnh về vụ tai nạn (hoặc tốt hơn là lưu lại video về vụ tai nạn từ camera hành trình). Việc này sẽ giúp bạn rất nhiều trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi hoặc nghi ngờ nào về người gây ra tai nạn.
Bạn sẽ phải gọi cho cảnh sát nếu có ai đó bị thương, tử vong hoặc xe bị hư hại. Ngoài ra nếu hai chiếc xe làm cản trở làn đường thì tốt hơn hết là hãy gọi cho cảnh sát để họ điều tiết giao thông.
Gọi cho công ty bảo hiểm nhanh nhất có thể. Họ sẽ thu thập thông tin và tìm ra người phải chịu trách nhiệm.
Hãy đảm bảo rằng công ty bảo hiểm sẽ thực hiện tất cả các thủ tục sau khi xảy ra tai nạn, đặc biệt khi bạn mua gói bảo hiểm toàn diện. Việc này khá khó khăn bởi vì bạn sẽ nghĩ là mình cần phải tự xử lý vụ tai nạn này, tuy nhiên đây chính là lý do mà bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn. Công ty bảo hiểm đã có nhiều kinh nghiệm xử lý những vụ tai nạn tương tự. Vậy nên hãy cứ để cho chuyên gia xử lý.
Bạn có thể sẽ được yêu cầu điền những giấy tờ từ phía cảnh sát hoặc công ty bảo hiểm nếu như có bất kỳ tranh cãi nào về việc ai sẽ là người đã gây ra tai nạn.