Cách sử dụng đèn pha để xin đường và báo nhường đường

0
2820

Ngoài việc dùng để chiếu sáng thì đèn pha còn có tác dụng dùng để xin đường và báo nhường đường.

Hệ thống đèn chiếu sáng trên xe thường có 2 chế độ là đèn pha và đèn cốt. Đèn pha dùng để chiếu sáng xa và đèn cốt dùng để chiếu sáng gần. Tuy vậy, ngoài chức năng chiếu sáng, đèn pha còn được dùng để xin đường (Passing) và báo nhường đường. Nếu hiểu đúng và sử dụng đúng đèn pha trong các tình huống báo nhường và xin nhường thì lái xe có thể tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu các va chạm đáng tiếc khi tham gia giao thông.

Đèn pha dùng để xin đường (Passing)

Hướng dẫn sử dụng đèn pha để xin đường và báo nhường đường

Khi thấy đèn Passing lóe sáng trong gương chiếu hậu, tài xế sẽ biết xe sau đang xin vượt

Ở Việt Nam hiện nay, do tình trang giao thông còn khá phức tạp nên đa phần các xe cơ giới đều sử dụng còi. Tuy vậy, những xe có khả năng cách âm tốt thì lái xe rất khó nghe được còi của các xe khác. Trong trường hợp này, đèn Passing là  phương án được đánh giá là hiệu quả nhất. Khi thấy đèn Passing lóe sáng trong gương chiếu hậu, lái xe sẽ dễ dàng nhận ra có xe đang xin vượt.

Đèn pha báo nhường đường

Hướng dẫn sử dụng đèn pha để xin đường và báo nhường đường

Nháy đèn pha còn là cách báo hiệu nhường đường cho xe khác di chuyển trước

Khi tham gia giao thông, đa phần mọi người đều gặp trường hợp di chuyển vào đường hẹp, có vật cản phía trước, xe đi ngược chiều nháy đèn pha về phía mình. Ở một số nước châu Âu, hành động này có ý nghĩa là xe nháy đèn muốn nhường đường cho xe khác đi qua. Tuy vậy, ở Việt Nam thì ngược lại. Một phần do không có trường đào tạo lái xe nào dạy về phương pháp sử dụng đèn pha để xin đường, báo nhường đường, một phần do ý thức tham gia giao thông của chúng ta chưa tốt nên quy ước nháy đèn pha vẫn được hiểu là xin đi trước. Trường hợp đi vào đường hẹp như trên, ở nước ta, xe nháy đèn pha liên tục được hiểu là có ý muốn xin xe khác nhường đường để mình đi qua trước. Trong trường hợp cả hai xe đều nháy đèn để xin được đi trước thì lái xe nên chủ động căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định nên nhường hay vượt qua.

– Nếu vật cản nằm về phía bên mình nhiều hơn thì nên chủ động dừng nháy đèn pha để nhường đường cho xe đối diện vượt trước.

– Trường hợp vật cản nằm ở giữa đường thì nên căn cứ vào khoảng cách từ vật cản đến xe. Nếu vật cản ở xa xe mình hơn thì nên chủ động nhường đường cho xe đối diện.

– Căn cứ vào mật độ lưu thông. Nếu quan sát thấy làn đường xe đối diện có quá đông các phương tiện lưu thông thì nên chủ động nhường đường để tránh hiện tượng tắc nghẽn.

Ngoài các trường hợp trên, đèn pha xin nhường còn dùng trong các trường hợp sau:

– Trên những đoạn đường lưu thông khó khăn, xe ở đường nhỏ giao cắt muốn đi ra. Nếu xe ở đường to muốn nhường thì có thể dừng và nháy đèn ra hiệu nhường cho xe ở đường nhỏ rẽ ra.

– Ở những ngã tư, khi có xe muốn rẽ trái, cắt qua đoàn xe đi thẳng, nếu xe ở trục thẳng muốn nhường đường thì có thể nháy đèn báo hiệu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây