5 thói quen xấu có thể “giết chết” ô tô của bạn

0
546

Thói quen lái xe không tốt có thể làm tổn hại xe, làm giảm hiệu suất sử dụng nhiên liệu, tăng số lần xe cần bảo dưỡng trong năm và còn có thể làm hỏng xe hoàn toàn nếu gặp xui xẻo. Vì vậy, các tài xế nên để ý và tránh xa các tật xấu khi sử dụng ô tô mà Oto.com.vn điểm qua sau đây để giảm thiểu tình trạng xe xuống cấp nhanh chóng, gây mất tiền, thời gian của tay lái.

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn
5 thói quen xấu có thể “giết chết” ô tô của bạn

1. Nghỉ tay trên cần số

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn

Đây là một thói quen rất phổ biến nhưng có thể gây thiệt hại các bộ phận trên hộp số sàn và cả hộp số tự động. Trọng lượng mà chủ xe đè lên cần số được truyền xuống các bộ phận bên trong của hộp số và có thể khiến chúng hao mòn, hư hại nhanh chóng. Việc giữ cả hai tay trên vô lăng vừa bớt làm hư hộp số và cũng là phương pháp lái xe an toàn.

2. Không sử dụng phanh tay

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn

Ngay cả khi đang chạy trên đường phẳng, tay lái nên sử dụng phanh tay vì khi phanh xe, toàn bộ trọng lượng của chiếc xe đổ dồn về một bộ phận rất nhỏ tên là chốt đỗ (parking pawl). Theo đó, thành phần này của hộp số tự động là một đòn bẩy kim loại nhỏ có kích thước chỉ bằng ngón tay của bạn. Được biết, chốt đỗ tí hon khá dễ mòn hoặc gãy nếu bạn không kéo phanh tay.

Theo kinh nghiệm ô tô, tay lái khi đỗ với xe hộp số tự động nên thực hiện theo trình tự đạp phanh chân – kéo phanh tay – về P – tắt máy. Trường hợp đỗ xe trên mặt phẳng, tay lái có thể vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước P sau một cách thoải vì xe không bị trượt dốc sau khi cài P. Tuy nhiên, việc đỗ xe trên dốc nên tuân theo hướng dẫn trên.

Được biết, nhiều chủ xe cẩn trọng có thể về N. Theo đó, trình tự mới sẽ được thực hiện như sau: Đạp phanh chân – về N – dùng phanh tay – về P – tắt máy. Cách làm này giúp cố định xe hơn nữa khi đỗ.

3. Cố chạy khi nhiên liệu cạn, đồng hồ báo chạm mức E

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn

Chắc chắn rằng rất nhiều người trong chúng ta đã ở trong tình huống không đổ đầy bình mà chỉ đổ nhiên liệu chỉ đủ để đi trong vòng một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, chủ xe nên biết rằng điều này có thể gây thiệt hại cho hệ thống nhiên liệu. Theo đó, hầu hết các xe đều có một máy bơm nhiên liệu bên trong và được làm mát bằng chính nhiên liệu hiện diện trong bình. Mức nhiên liệu thấp liên tục sẽ khiến nhiên liệu trở nên nóng lên và làm mát máy bơm kém hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến hỏng bơm sớm do không thể hạ nhiệt đến mức hoạt động tối ưu nhất.

4. Phanh gấp, thường xuyên đè bàn đạp

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn

Lái xe khi đè chân lên bàn đạp phanh hoặc ấn mạnh chân phanh khi xuống dốc có thể khiến xe xuống cấp nhanh chóng, cần bảo trì thường xuyên. Theo đó, hệ thống phanh sẽ nóng lên khi sử dụng và sẽ hạ nhiệt khi thả chân phan. Việc phanh gấp sẽ gây ra hiện tưởng tích nhiệt và có thể làm cho các đĩa phanh thép bị cong và mòn chất liệu má phanh. Điều này thường được biểu hiện bằng cảm giác rung ở bàn đạp phanh và trong một số trường hợp là cả vô lăng. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ của phanh và xe, tay lái nên sử dụng phanh một cách hợp lý và tránh trường hợp thắng gấp.

5. Bất ngờ chuyển số tiến trong khi xe đang lùi

5 thói quen xấu có thể "giết chết" ô tô của bạn

Việc chuyển số bất ngờ là một trong những tác nhân gây hại lớn cho xe. Được biết, các tay lái khi lùi xe khỏi bãi đậu thường ngay lập tức chuyển số tiến, đạp ga cho xe chạy tới trước khi có thể dừng hẳn. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, hệ thống truyền động vẫn đang trong quá trình lùi xe và đột nhiên bị bắt buộc thay đổi theo hướng ngược lại sẽ làm hộp số và trục lái xe xuống cấp nhanh chóng; khiến cho tài xế phải đi bảo dưỡng thường xuyên hơn.

Mặc dù các tay lái không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng xế yêu xuống cấp hoặc gặp vấn đề trong khoảng thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc kiểm soát các thói quen sử dụng xe sẽ góp phần lớn trong việc kéo dài tuổi thọ vận hành của ô tô. Điều này sẽ giúp xe bền hơn và người lái có thể hạn chế số lần bảo dưỡng xe trong năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây