Trong thời giam tạm giữ bằng lái có được điều khiển xe không?

0
3138

Trong thời giam tạm giữ bằng lái có được điều khiển xe không?

Trong thời giam tạm giữ bằng lái có được điều khiển xe không? Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.


Tóm tắt câu hỏi:

Em bị cảnh sát giao thông lập biên bản giữ giấy phép lái xe em không ký thì hôm sau em phải giải quyết thế nào và điều khiển xe. Nếu vi phạm thì bị xử lý ra sao khi em không có biên bản để thay thế giấy phép lái xe?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập

1. Cơ sở pháp lý:

2. Giải quyết vấn đề:

Trước tiên bạn có hành vi vi phạm giao thông đường
bộ, khi cảnh sát giao thông lập biên bản giữ giấy phép lái xe nhưng bạn không ký sẽ được xử lý theo
quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

“Điều 58. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh
vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”

Theo quy định trên thì khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của bạn thì cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, tùy mức độ lỗi vi phạm mà cảnh sát có thể lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe, tạm giữ xe để chờ ra quyết định xử phạt hoặc phạt tiền tại chỗ. Trường hợp của bạn cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe của bạn, nhưng bạn không ký vào biên bản, với trường hợp này do bạn cố tình trốn tránh trách nhiệm hoặc có lý do khách quan nào đó bạn không trình bày rõ ở đây, tuy nhiên bạn vẫn sẽ bị xử phạt khi có chữ ký của chính quyền cơ sở nơi xảy ra hành vi vi phạm (trưởng thôn, chủ tịch xã…) hoặc của hai người chứng kiến. Căn cứ vào biên bản vi phạm thì cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm của bạn.

Thứ hai là trong trường hợp bạn vi phạm và bị giữ giấy phép lái xe sau đó bạn tiếp tục điều khiển xe vi phạm giao thông, thì lúc này bạn sẽ có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe theo khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, điểm b khoản 1 Điều 158 Luật này cũng có quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo giấy phép lái xe, với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1200.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong tĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Ngoài hình phạt tiền thì bạn còn có
thể bị áp dụng hình thức tạm giữ phương tiện lái xe 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP .

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết.

Trân trọng cám ơn! 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây