Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

0
3180

Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện các phương tiện giao thông đường sắt được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào?


Trong những năm gần đây, tình hình trậ tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạm, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra
trên lĩnh vực giao thông đường sắt cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vụ tai nạn giao thông.

Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác là một trong những hành vi gây ra tai nạn giao thông đường sắt, đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 211 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt như sau:

“1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mới có thể là chủ thể của tội phạm này như: Giám đốc xí nghiệp vận tải đường sắt điều động người không có bằng lái, lái tàu hoả; Lái tầu hoả có bằng lái giao tay lái cho người không có bằng lái tàu hoả điều khiển tàu hoả.

Nếu điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì hành vi mới cấu thành tội phạm.

b) Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường sắt.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

d) Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là giao phương tiện giao thông đường sắt cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

 e) Hậu quả

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và người thực hiện hành vi chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì chưa cấu thành tội phạm.

2. Hình phạt

Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:

Khung một: phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khung hai: phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung ba:  phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết.

Trân trọng cám ơn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây