Tìm hiểu 24 tác dụng của Khoai Tây đối với sức khỏe và sắc đẹp

0
3057

Khoai tây không chỉ là loại cây cho củ làm thực phẩm ngon chứa nhiều dinh dưỡng, mà còn có nhiều tác dụng tốt như làm sáng da, giảm stress, chống trầm cảm, nâng cao tinh thần, trị táo bón mạn tính, trị loét dạ dày, chữa chứng phù mặt, chống ung thư, trị mụn trứng cá, giảm nếp nhăn,… và còn rất nhiều công dụng hay nữa chúng ta sẽ tìm hiểu ngay dưới đây.

Khoai tây là cây gì

Khoai tây là một cây lương thực phổ biến cả khắp thế giới, có giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng về cách chế biến. Trong khoa học có tên là Solanum tuberosum L, thuộc họ nhà Cà solanaceae.

Tìm hiểu 24 tác dụng của Khoai Tây đối với sức khỏe và sắc đẹp

Là loại cây sống lâu do củ và chồi mọc từ thân ngầm. Chiều cao đạt từ 30-80cm, lá kép xẻ lông chim, có lá chét nhỏ to khác nhau. Hoa màu tìm hoặc trắng, mọc thành xim. Quả hình cầu, mọng, có màu tím nhạt hoặc xanh nhạt, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ có hình thận.

Người ta tránh ăn những củ có mọc mầm bởi nó gây ra đau bụng và đi ngoài, tuy nhiên trong y học người ta lại chiết suất chất gây đâu bụng đó để chữa bệnh.

Phân bố, thu hái và chế biến khoai tây

Cây khoai tây bắt nguồn đầu tiên ở các vùng núi Nam Mỹ, từ lâu đời được trồng tại Pêru và Chilê trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ.
Sang cuối thế kỷ XVI, di thực về châu Âu, sau đó phát triển rộng rãi ra toàn thế giới. Tại nước ta, khoai tây được trồng rất nhiều và phổ biến, tập trung nhất vào vụ đông.

Thành phần hóa học củ khoai tây

Củ khoai tây chứa 78% là nước, chỉ 1% là muối vô cơ. Gluxit dao động từ 15-20% gồm tinh bột, kèm một chút đường khử, pectin và sacaroza. Protit dao động từ 1-2% tùy giống, gồm nucleoproteit, axit amin pepton và anbumin.

Cứ 100g củ khoai tây tươi còn nguyên vỏ chứa: 75g nước, 77 kcal năng lượng, 15,44g tinh bột, 2,2g chất xơ, 0,1g chất béo, 2g chất đạm, 0,08mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 1,05mg vitamin B3, 0,296mg vitamin B5, 0,295mg vitamin B6, 16μg vitamin B9, 0,01mg vitamin E, 19,7mg vitamin C, 1,9μg vitamin K, 0,78mg sắt, 12mg canxi, 23mg magie, 0,153mg mangan, 421mg kali, 57mg phốt pho, 0,29mg kẽm và 6mg natri.

Tìm hiểu 24 tác dụng của Khoai Tây đối với sức khỏe và sắc đẹp

Dựa trên hiện tượng nứt khi nấu mà người ta xác định đấy là loại này giàu protit, có tỷ lệ hợp chất từ nitơ/tinh bột thấp hơn 0,12 nên được dùng để điều chế tinh bột khoai tây, loại ít protit sẽ không bị nứt khi nấu. Khoai tây còn chứa nhiều men oxydaza, sucraza, amylaza,…, các vitamin C, B1, B2 (cứ 100g thì có 15mg vitamin C tập trung tại lớp vỏ).

Trong khoai tây chín dỡ không có solanin. Những củ khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có tỷ lệ solanin lên tới 0,02%, có thể gây ra ngộ độc khi ăn. Củ khoai tây cắt ngang để ngoài trời, tại vết cắt chuyển màu nâu là do hợp chất polyphenol bị men polyphenoloxydaza trong cây tác động.

Toàn cây khoai tây đều chứa solanin, một hỗn hợp glucoancaloit mà trong đó phần genin là chất solanidin, chất alpha solanin chiếm chủ yếu tới 95%. Khi thủy phân cho ra ramnoza, solanidin, glactoza và glucoza.

Tác dụng của cây khoai tây

1. Làm sáng da

Sử dụng khoai tây làm sáng da là cách mà rất nhiều chị em áp dụng, có hai cách khá đơn giản chị em có thể làm tại nhà. Đó là dùng của khoai tây sống rửa sạch sẽ, ép lấy nước, dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa lên mặt nhẹ nhàng trong năm phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách hai là luộc khoai tây chín hoặc bỏ vào hấp cùng nồi cơm, lấy ra nghiền mịn cùng sữa tươi không đường, làm mặt mặt khoảng 10-15 phút, mỗi tuần làm 2 lần.

2. Giảm stress, chống trầm cảm, nâng cao tinh thần

Do thiếu vitamin C và A, cùng với việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit khiến chúng ta trở nên căng thẳng, stress, thường mất bình tĩnh, hay nóng giận vô cớ,… điều đó khiến chất lượng sống giảm sút, hiệu quả công việc không cao.

Khoai tây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C và A, thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp giảm stress, chống trầm cảm và nâng cao tinh thần.

3. Người bị táo bón mạn tính

Hãy lấy củ khoai tây rửa sạch sẽ, giã nát chắt lấy nước cốt uống trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm đáng kể hiện tượng táo bón.

4. Trị loét dạ dày

Tại trường Đại học Manchester Anh, các nhà khoa học đã tiền hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong khoai tây chứa nhiều phân tử kháng khuẩn độc đáo, có khả năng giúp điều trị bệnh loét dạ dày, đồng thời ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn trú ngụ trong dạ dày, cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và loét dạ dày.

5. Phòng bệnh ung thư

Cứ 148g khoai tây thì chứa trung bình 26g cacbon hydrat tồn tại dưới dạng tinh bột. Loại tinh bột này được xem là một hiệu ứng sinh lý và rất có lợi cho sức khỏe. Tưng tự với chất xơ là chất phòng chống ung thư ruột kết.

6. Giảm nếp nhăn

Lấy nửa củ khoai tây chín, 3 quả dâu tây tươi và một thìa sữa tươi không đường. Tất cả mang say nhuyễn làm mặt nạ mặt. Khoảng 20 phút thì rửa bằng nước sạch. Cách này giúp giảm nếp nhăn, chống lão hóa và giúp da sáng bóng hơn.

7. Trị chứng phù mặt

Người bị bệnh về gan sẽ gặp hiện tượng phù mặt gây đau và khó chịu. Nhất định phải cần đến bác sĩ rồi, nhưng nếu chưa kịp thì có thể dùng khoai tây tươi giã nhỏ, cho vào một miếng vải màn rồi đắp lên mặt tầm 30 phút sẽ giúp dễ chịu hơn.

8. Trị mụn trứng cá

Cách làm cũng tương tự như cách làm sáng da ở phần 1, dùng khoai tây chín giã nhuyễn cùng sữa tươi không đường để đắp lên mặt khoảng 20 phút. Tuần làm 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm mụn trứng cá đáng kể.

9. Giảm viêm

Những người bị viêm ngoài có thể dùng khoai tây chà xát lên vùng viêm, còn những người bị viêm trong nên ăn khoai tây thường xuyên, thực phẩm này tương đối mềm, lại dễ tiêu hóa nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và làm dịu đường ruột.

10. Giảm sỏi thận

Sỏi thận gây ra là do axit uric trong máu, những người mắc bệnh này các bác sĩ khuyên nên ăn nhiều khoai tây vì nó chứa lượng lớn chất sắt và canxi.

11. Tốt cho người bị đái tháo đường

Có nhiều quan điểm cho rằng người bị tiểu đường không nên ăn khoai tây vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Lại có số khác phản đối và cho rằng khoai tây không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của người bị đái tháo đường.

12. Giảm béo

Trong khoai tây chứa một lượng rất nhỏ chất béo dưới 0,1% vì vậy rất phù hợp với những người đang ăn kiêng, người giảm béo.

13. Trị bỏng

Nếu bị bỏng không nên rửa ngay, trước tiên hãy dùng một lát khoai tây mỏng đắp lên chỗ bị bỏng đó sẽ có tác dụng làm dịu, ngăn chặn vi khuẩn tấn công.

14. Giảm vết thâm

Dùng củ khoai tây nghiền nát, chắt lấy nước bôi lên mặt, được 10 phút thì rửa bằng nước ấm. Cách này giúp giảm mờ các vết thâm do mụn gây ra.

15. Chống lão hóa da

Sử dụng khoai tây chín và ba quả dâu tây giã nhuyễn, cho thêm sữa tươi vào làm mặt nạ khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

16. Giảm quầng thâm

Dùng khoai tây cắt lát mỏng đắp lên mặt, nếu ị quầng thâm vùng mắt thì cho vào tủ lạnh trước khi dùng.

Tìm hiểu 24 tác dụng của Khoai Tây đối với sức khỏe và sắc đẹp

17. Bổ sung độ ẩm cho da

Khoai tây chín nghiền nguyễn cùng với một thìa dầu oliu, đắp lên mặt khoảng 2 phút. Cách này giúp bổ sung độ ẩm, làm da mịn màng, giảm nứt nẻ và thô ráp.

18. Chống mất nước và giữ ẩm cho da

Dùng khoai tây chín, nghiền nhuyễn cùng kem tươi, vài giọt tinh dầu quả hạnh (hoặc oliu), trộn đều hỗn hợp, nếu độ dinh kết chưa đủ thì thêm kem tươi. Làm mặt nạ đắp mặt 15-20 phút giúp tăng cường độ ẩm, làm tươi mới da, rất tốt cho người da bị mất nước.

19. Làm giảm huyết áp

Trong khoai tây chứa Kali là chất làm giãn mạch máu, chất kukoamine giúp giảm huyết áp, chất xơ giúp cải thiện chức năng hormon insulin, từ đó điều hòa tốt lượng glucozo và giảm áp huyết.

20. Tăng cường chức năng não bộ và sức khỏe của hệ thần kinh

Vitamin B6 trong khoai tây là nguyên liệu tạo ra các amin, loại hợp chất hưu cơ dẫn truyền thần kinh, gồm melatonin, serotonin, norepinephrine và epinephrine rất cần thiết cho sức khỏe hệ thần kinh. Bên cạnh đó, cacbon hydrats còn giúp duy trì hàm lượng glucozo trong máu, từ đó giúp não bộ làm việc hiệu quả hơn. Kali giảm giãn mạch máu, đảm bảo não bộ nhận đủ lượng máu.

21. Tăng khả năng miễn dịch

Thành phần vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều bệnh như cảm lạnh thông thường, scorbut (với triệu chứng lâu lành vết thương, chảy máu nướu răng, dễ nhiễm trùng, vết thâm tím rộng trên da, trầm cảm, dễ bị kích động),… Ăn của khoai tây cỡ vừa giúp bổ sung 45% lượng vitamin C mà cơ thể cần trong một ngày.

22. Tăng cường quá trình tiêu hóa

Cacbon hydrat và chất xơ giúp dạ dày tiêu hoa nhanh và tốt hơn.

23. Chống viêm

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, vitamin B6 và Kali giúp chống viêm miệng và hệ tiêu hóa. Caxi và magie giúp phòng ngừa bệnh thấp khớp.

24. Tốt cho tim mạch

Vitamin C và B6 có tác dụng chống lại các gốc tự do, chất xơ làm giảm cholesterol trong máu, carotenoid giúp tim mạch hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có vai trò quan trọng cho quá trình methyl hóa, làm biến đổi các phân tử homocysteine có nguy cơ gây hại cho thành phần tư lành tính. Homocysteine quá nhiều có thể làm hỏng thành mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

  • Khoai tây đã mọc mầm hoặc có màu xanh nên bỏ đi, hoặc cắt bỏ sạch phần mắt mọc mầm, bỏ sạch chỗ có màu xanh vì chúng có thể gây ngộ độc.
  • Cần sạch vỏ, có thể ngâm trong nước để giảm bớt đi chất acrilamit không tốt cho cơ thể.
  • Nấu khoai tây với thịt bò là cách hay để giảm chất xơ có hại đến niêm mạc dạ dày trong thịt bò.
  • Không được nấu khoai tây với cà chua nhất là cà chua xanh, vì có thể tạo ra những cục vón khó tiêu, không tốt cho dạ dày.
  • Không được tráng miệng bằng nước muối ngay sau khi ăn, vì nó sẽ tạo ra nhiều cacbon hydrat là nguyên nhân làm tăng khả năng bị béo phì.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tác dụng của khoai tây backhoa.net hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc. Xin lưu ý cần tìm hiểu kỹ và hỏi bác sĩ trước khi làm theo những hướng dẫn bên trên. Bởi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có cách làm khác nhau, tác dụng khác nhau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây