Tìm hiểu về Măng Tây và #18 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

0
3055

Măng tây là một loại rau cao cấp, còn được goi là rau “hoàng đế”, không những có hương vị đặc trưng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, loại rau này còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Bài viết dưới đây backhoa.net sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng đó.

Măng tây là gì

Măng tây có tên tiếng Anh là Asparagus, tên khoa học là Asparagus officinalis L. Thuộc họ Asparagaceae.

Là cây sống lâu năm, cao khoảng 50-100cm, thân tròn, thẳng có phân nhánh ngang. Lá cây mọc chụm 3-8 giống như kim dẹp, dài 2-3cm, xếp thành tầng, mọc cách nhau theo thân chánh.

Tìm hiểu về Măng Tây và #18 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Hoa đực và hoa cái mọc ở 2 cây khác nhau, có màu vàng xanh hoặc trắng nhạt, nhỏ, dạng hình chuông, khoảng 6,5cm, gồm 6 thùy hình ống, 3 đài và 3 cánh hoa giống nhau không phân biệt. Quả màu đỏ, bên trong có 1-9 hạt. Rễ cây có dạng những căn hành.

Có 3 loại măng tây: Măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.

  • Măng tây xanh: Đây là măng tây phổ biến nhất, có vị đắng hơn so với măng tây trắng và tím.  Là loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
  • Măng tây trắng: Cũng giống như măng tây xanh, nhưng do không cho tiếp xúc với ánh sáng nên không thể sản sinh diệp lục, có vị ngọt, ít đắng và mềm hơn măng tây xanh. Măng tây trắng mập hơn măng tây xanh, có giá trị dinh dưỡng cao, giá cũng cao hơn so với 2 loại măng kia do quy trình tạo ra rất khép kín, chi phí cao.
  •  Măng tây tím: Màu tím của măng là do có hàm lượng anthocyanins cao. Loại này có ít chất xơ, mềm hơn và có vị ngọt thơm mùi trái cây hơn so với măng tây xanh và trắng.

Phân bố và thu hái măng tây

Măng tây có nguồn gốc ở Hy Lạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải.

Ở Việt Nam , măng tây dược du nhập vào những năm 1960, cho đến 2005 mới phổ biến và phát triển rộng hơn. Và chủ yếu được trồng ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Long An,… Măng tây cho thu nhập kinh tế cao hơn so với các loại nông sản khác, Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng măng tây lớn nhất nước ta.

Thu hái: Măng tây được thu hoạch khoảng 2-3 tuần một lần khi các ngọn măng tây bắt đầu xuất hiện, vì vậy phải để ý không sẽ bỏ lỡ những chồi măng mới mọc. Măng được cắt dài khoảng 6 inch từ sát gốc. Sau khi thu hoạch, cho lá và cây măng phát triển , nhằm bổ sung dinh dưỡng cho sản xuất ngọn măng tây trong màu mới.

Tìm hiểu về Măng Tây và #18 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Thành phần hóa học của măng tây

Trong măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm 2,2% protit, 1,2 gluxit, 2,3% xenlulozo, 21mg canxi, sắt, kẽm, chất xơ. Gồm các vitamin A, vitamin B6, B12, vitamin D, C, E, K, folate, choline, acid folic. Loại rau này chứa đến 93% nước và đặc biệt chưa inulin, có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn chứa ít chất béo bão hòa. Tuy nhiên, măng tây lại chứa nhiều đường có calo cao.

Tác dụng chữa bệnh của măng tây

1. Trị chứng mất ngủ, cải thiện giấc ngủ sâu và ngon hơn: Lấy 9-10 cọng măng tây ngâm vào nước lạnh, 1 quả dưa chuột thái lát và 1 quả táo xanh cắt miếng. Bỏ nước ngâm măng, cho tất cả vào máy xay thêm nước cốt chanh và 1 ít rễ củ gừng, xay nhuyễn lấy nước uống sau bữa ăn trưa.

2. Tăng cường miễn dịch: Do hàm lượng vitamin C, vitamin E cao, giàu chất xơ và protein, nên ăn măng tây rất tốt cho hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

3. Tốt cho hệ hô hấp: Lấy rễ cây măng tây đem sắc nước uống sẽ chữa được các bệnh ho, viêm cổ họng, khan tiếng.

4. Giảm cân: Măng tây có nhiều chất xơ và chứa ít chất béo bão hòa, nên rất phù hợp để giảm cân.

5. Tốt cho thai nhi: Phụ nữ mang thai thường hay bổ sung axit folic trong giai đoạn đầu mang thai để giảm nguy cơ sinh non, ăn măng tây là một cách bổ sung axit folic tự nhiên cho cơ thể, đồng thời folate trng măng tây giúp chống lại khuyết tật ông thần kinh trong giai đoạn hình thành não bé.

6. Hỗ trợ giảm thiểu các bệnh tim mạch: Kali, folate và chất xơ trong măng tây vừa giúp điều hòa huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu và bảo vệ tìm khỏe mạnh.

7. Ngăn ngừa chứng suy tĩnh mạch: Do chứa rutin nên ăn măng tây giúp bảo vệ các mạch máu và mao mạch, cải thiện tuần hoàn máu.

8. Làm đẹp da: Vitamin C trong măng tây giúp tổng hợp collagen làm da săn chắc, kết hơp cùng các vitamin A, E làm da khỏe mạnh và mịn màng.

9. Giúp xương chắc khỏe: Vitamin K và canxi có rất nhiều trong măng tây trắng, xương chắc khỏe la do bổ sung canxi và vitamin K giúp hấp thụ canxi vào cơ thể ngăn ngừa các bệnh loãng xương.

10. Giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2: Do tăng cường sựu tiết chế insulin (một hoocmon hấp thụ đường glucose trong máu) cùng đặc tính chống viêm se bảo vệ cơ thể trước bênh này.

11. Chống lão hóa: Hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyamin có trong măng tây tím rất cao, giúp cơ thể chống lại tổn hại từ các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa.

12. Tốt cho đường ruột: Inulin trong măng tây giúp tăng trưởng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactobacilli và bifidobacteria và là chất xúc tác quan trọng tạo điều kiện hệ thống ruột hoàn thành chức năng. Đồng thời, hàm lượng chất xơ cao cũng có tác dung nhuận tràng.

13. Sức khỏe tình dục: Là một loại rau kích thích tình dục và tăng cường cảm giác hưng phấn do có chứa vitamin B6 và folate, ăn măng tây sẽ giúp cải thiện đời sống sinh hoạt vợ chồng.

14. Lợi tiểu: Ăn nhiều măng tây giúp loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, được xem như mốt loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do không đi tiểu đủ.

15. Ngăn ngừa bệnh trầm cảm: Một phần nguyên nhân bị trầm cảm là do thiếu folate và vitamin B12, trong măng tây hàm lượng của cả 2 lại khá cao, thêm vào đó còn có axit amin tryptophan sẽ giúp nâng cao tinh thần và cải thiện tâm trạng.

16. Hỗ trợ điều trị ung thư: Hấp chín măng tây rồi đem xay nhuyễn thành bột mịn, bảo quản tủ lạnh dùng trong 1-2 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ăn 4 thìa. Hoặc ép măng tây tươi kết hợp cùng 1 số loại quả khác như cam, táo, dứa, uống mỗi ngày 1 ly.

17. Giảm đau nhức trong kỳ kinh: Vitamin E và vitamin B9 có trong măng tây sẽ giúp hạn chế cơn đau bụng kinh, chứng chuột rút và đau cơ bắp trong những ngày hành kinh.

18. Tốt cho mắt bị thị lực kém, bị đục thủy tinh thể: Do có chứa beta carotene và vitamin A.

Tìm hiểu về Măng Tây và #18 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cách dùng măng tây

Măng tây luộc hoặc hấp cách thủy là phương pháp đơn giản và giữ được hết dưỡng chất có trong măng.

Măng tây kết hợp cùng các thực phẩm khác như thịt, tôm,… các món xào, súp, salad, gỏi, nướng.

Sinh tố hoặc nước ép từ măng tây tươi hoặc kết hợp với rau củ quả khác.

Lưu ý khi dùng măng tây

  • Măng tây có hàm lượng chất xơ cao, là lợi nhưng cũng là hại nếu nạp quá nhiều lượng chất xơ này vào cơ thể. Chất xơ làm giảm độ ẩm gây hiện tượng khó đi ngoài, từ đó làm ảnh hưởng đến cơ ruột non, dẫn đến hiện tượng táo bón và đau bụng.
  • Đối với nhũng người bị huyết áp cao đang sử dụng thuốc điều trị không nên ăn măng tây, do tính chất làm giảm huyết áp tương tác với thuốc sẽ làm hạ huyết áp mạnh dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
  • Trong măng tây có một loại chất chống oxy hóa, thực chất là lưu huỳnh. Lưu huỳnh có mùi rất đặc trưng và bám mùi, vì vậy khi ăn măng tây thường hay để lại mùi hôi đặc trưng này.
  • Những người bị bệnh phù nề do chứng rối loạn suy tim hoặc thận, không nên ăn các món ăn liên quan đến măng tây vì có thể sẽ gây hại cho người bệnh.
  • Một số người có thể bị dị ứng với măng tây nên khi ăn thường có hiện tượng ngứa cổ họng, phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi,… đối với trường hợp này cần tránh ăn măng tây.
  • Bệnh nhân bị gout cũng nên hạn chế loại rau này, do có chứa nhiều purin nên có thể làm người bệnh đau khớp khi ăn.
  • Măng tây phản ứng với sắt làm đổi màu măng tây và nồi sắt gây độc hại, vì vậy không luộc măng tây trong nồi sắt.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tất cả các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây