Những câu hỏi và câu trả lời hay khi phỏng vấn xin việc kế toán

0
3180

Những câu hỏi thường gặp và câu trả lời hay, cách ứng xử phù hợp khi phỏng vấn xin việc kế toán.

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình!

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn.
– Bạn cần giới thiệu về những yếu tố như quê quán, năm sinh, học trường gì…nhưng những điều này cần được nói 1 cách thật ngắn gọn và tránh mất thời gian vì những thứ này trong CV của bạn đã có rồi.
– Bạn cần giới thiệu chuyên sâu, hướng tập trung vào công việc liên quan đến nghề nghiệp của bạn, liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển này. Việc NTD thấy bạn phù hợp với công việc sẽ có hứng thú để hỏi những câu hỏi tiếp theo giúp bạn có cơ hội thể hiện được bản thân của mình hơn.

2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây cũng là câu hỏi rất phổ biến trong phỏng vấn. Nếu trả lời thông minh và khéo léo cũng sẽ giúp bạn tạo được ấn tương tốt với NTD
– Với câu hỏi này bạn cần tỉnh táo đừng ngồi kể tội sếp cũ, chê bai công ty cũ hay xem thường công việc đó. Bạn cũng không nên nhắc đến các vấn đề nhay cảm như lương thấp, nợ lương…
– Bạn cần trả lời hướng tới những thứ cao hơn, tốt hơn như “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình” hay “tôi muốn được thử thách với những dự án lớn để phát huy kinh nghiệm đã có”…

3. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

– Với những điểm mạnh bạn đang có bạn cần giới thiệu cho NTD biết để họ thấy rõ được những điểm mạnh của bạn sẽ cần thiết cho công việc của họ
+ Khi bạn đi học thì chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức…
+ Đã từng được làm những dự án như…
+ Bạn là người vui vẻ và hòa đồng với đồng nghiệp
+ Không ngại khó, ngại khổ, luôn sẵn sàng vì công việc…
– Với những điểm yếu của mình thì bạn cũng cần thật tinh tế khi nêu ra.
Ai cũng có những điểm yếu của mình nhưng bạn nên tránh nêu những điểm yếu gây ảnh hưởng đến công việc và tránh nói nhiều mất thời gian về điểm yếu của mình.
Bạn có thể nêu một vài điểm yếu chung chung như:
+ Tôi hơi ít nói, rụt rè (với công việc không đòi hỏi giao tiếp)
+ Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng

4. Tại sao bạn muốn vào làm việc tại công ty chúng tôi

Đây là công hỏi để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công ty bạn đang ứng tuyển.
– Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty mà mình đi ứng tuyển để thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc này cũng như tôn trọng NTD.
– Bạn cần tránh trả lời chung chung kiểu như “Vì  tôi  biết công ty của quý vị là  một công ty lớn”… mà cần trả lời một cách cụ thể trúng đích kiểu như:
– Công ty kế toán Minh Việt là công ty chuyên về dạy học kế toán thực hành thực tế vì vậy những kiến thức kế toán ở đây là luôn ở dạng chuẩn chỉ và chính xác nhất.
Được vào làm kế toán ở đây ngoài việc được sát cánh cùng những đồng nghiệp là những kế toán trưởng lâu năm tôi còn có cơ hội trau dồi cho mình những kiến thức đầy đủ tốt nhất cho chuyên môn của tôi…

5. Những thành tích bạn đã đạt được

Bạn nêu những thành tích nổi bật mà mình đã đạt được trước đó từ ngày đi học cũng như đi làm ví dụ như:
– Đạt giải trong các cuộc thi chuyên ngành ở trường, lớp
– Với công việc thì đã thành công với những dự án abc đem lại lợi ích lớn cho công ty…
– Nếu không có gì nổi bật thì bạn có thể trả lời chung chung như: luôn hoàn thành tốt công việc giao, tham gi ý kiến đóng góp chung cho các bộ phận khác, công ty…

6. Bạn mong muốn điều gì trong công việc

– Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm  việc liên quan đến vị trí đó ví dụ như: Là công ty chuyên về đào tạo kế toán thì bạn sẽ được làm việc cùng đồng nghiệp có chuyên môn cao, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm cùng những kế toán khác.
– Nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
– Bạn không nên đề cập đến việc có thu nhập cao hay thu nhập khác..

7. Bạn có thấy mình phù hợp với công việc này không? (hay tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào làm việc)

– Nêu  rõ  những đặc điểm tích cực của bạn phù  hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà  bạn từng có thông qua công việc cũ.
– Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này,  và  bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy
– Bạn cần nêu ra những tiêu chuẩn của NTD đã đưa ra trong quá trình tuyển dụng qua đó khẳng định sự phù hợp của bạn như:
+ Ngoài những kiến thức đã học được trên trường, tôi còn tham gia Lớp học kế toán tổng hợp thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng nên tôi đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và thực tế của người kế toán tổng hợp mà tôi đang ứng tuyển (cho người chưa có kinh nghiệm)
+ Tôi đã trải qua những dự án abc…tôi đã đúc rút ra rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm việc vì vậy tôi tự tin sẽ đảm nhận tốt công việc của người kế toán tổng hợp mà quý công ty đang cần…(cho người đã có kinh nghiệm).

8. Nếu trúng tuyển thì khi nào bạn có thể bắt đầu và mức lương mà bạn mong muốn?

Đây thường là câu hỏi cuối cùng mà NTD sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn.
– Nếu bạn đi làm được ngay thì có thể trả lời tôi đã bàn giao xong mọi công việc ở công ty cũ tuần trước, vì vậy tuần này tôi có thể bắt đầu đi làm được ngay.
– Nếu bạn chưa xong mới công ty cũ thì có thể xin thêm 1 tuần hay vài ngày để bàn giao nhưng đây là việc mà NTD sẽ không thích do bạn còn đang vướng với công ty cũ cũng như việc bạn xin nghỉ bên đó gấp…
Việc trả lời mức lương là khá nhạy cảm và khó khăn.
– Nếu bạn có được thông tin nội bộ trong công ty thì có thể biết được mức lương của người làm vị trí như bạn là bao nhiêu qua đó có thể thẳng thắn đưa ra mức lương của bạn với NTD.
– Nếu bạn không có được thông tin đó thì có thể trả lời chung chung tránh việc đưa ra mức quá cao so với mặt bằng chung của công ty cũng như đưa ra mức lương quá thấp sẽ gây thiệt thòi cho bạn và làm cho NTD đánh giá thấp bạn.
– Bạn có thể yêu cầu NTD đưa ra cho bạn khoảng mức lương để bạn tham khảo. Căn cứ vào khoảng dao động đó mà bạn có thể đưa ra những ý kiến của riêng mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây