4 sai lầm nghề nghiệp có thể mắc phải trước tuổi 30

0
3089

Sai lầm trong công việc là điều hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Quan trọng là cách bạn giải quyết vấn đề ra sao và rút ra những bài học gì cho tương lai.

Sai lầm # 1: Bạn làm hỏng một dự án lớn

Bạn và nhóm của mình đã cố gắng nhiều tháng liền để hoàn thành một dự án quan trọng. Và sau đó bạn phát hiện ra rằng mình phạm phải một lỗi lớn khiến dự án vượt ngân sách đã đề ra.

Thay vì cảm giác chiến thắng vì vừa làm được một công việc tuyệt vời, bạn lại thấy lo lắng rằng mình sẽ bị sa thải.

Điều bạn học được là: “Cách bạn phản ứng trước mọi tình huống sẽ tạo ra sự khác biệt về cách mọi người đánh giá bạn”, Cheryl Palmer, một chuyên gia về đào tạo nghề nghiệp cho biết.

Lời khuyên dành cho bạn: Ngay lập tức bắt tay vào việc kiểm soát những thiệt hại – đừng quên thông báo cho sếp và các thành viên trong nhóm biết về tình huống đang xảy ra.

Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng nếu dũng cảm thú nhận rằng mình đã sai. Vì vậy, hãy nói chuyện với sếp và đừng cố biện minh. Bạn có thể nói. “Đó là một bài học quý báu đối với tôi. Và đây là cách tôi sẽ giải quyết vấn đề này trong tương lai.”

Sai lầm # 2: Bạn làm điều gì đó khiến bị giáng cấp

Khi bạn đang ở vị trí giám sát, bạn chợt nhận ra rằng mình không được thông báo đến một số buổi họp nhất định – và những người khác được giao nhiệm vụ lẽ ra là của bạn.

Bạn vừa bị giáng chức một cách không chính thức.

Điều đó có thể khiến bạn không dễ chịu chút nào nhưng hãy tự hỏi liệu công việc của bạn đã đạt đến sự ổn định, hay tệ hơn là đang đi xuống.

Điều bạn học được là: Đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn nhìn lại và đánh giá trung thực về cách làm việc của chính mình.

Phong độ của bạn đang giảm sút và đó là lý do bạn nhận được ít nhiệm vụ hơn? Bạn có đang bị quá tải khiến năng suất và chất lượng công việc không được như mong muốn?

Cho dù trường hợp của bạn là gì đi nữa, sẽ rất hữu ích cho sự nghiệp tương lai nếu bạn nhận biết được những thứ đang trật khỏi đường ray – và ngay lập tức hành động để trở về đúng quỹ đạo.

Một hành động khôn ngoan khác: Cân nhắc đến việc trò chuyện thẳng thắn với sếp về những lo lắng của bạn và đề nghị đưa ra ý kiến phản hồi.

Tóm lại: Bạn sẽ không thể để thay đổi những thứ xung quanh nếu bạn không biết chính xác vấn đề là gì.

Do đó, nếu bạn nghĩ mình đang trong trạng thái ‘nước sôi lửa bỏng’ vì phải đối phó với quá nhiều việc, hãy trao đổi với người giám sát để xác định xem những vấn đề quan trọng cần giải quyết trước tiên.

Bạn có thể nói với sếp rằng: “Tôi muốn thực sự chắc chắn mình đang xác định đúng mức độ ưu tiên của công việc. Hiện nay tôi đang thực hiện dự án X, nhưng những nhiệm vụ mới có thể khiến nó bị hoàn thành chậm trễ hơn một chút.”

Với động thái khéo léo này, bạn sẽ hiểu được sếp đang kỳ vọng gì ở bạn, đồng thời nhận được những hướng dẫn cần thiết từ cấp trên.

Sai lầm # 3: Bạn giả vờ như biết những gì bạn đang làm

Khi bắt đầu một công việc hoặc đảm nhận một vai trò mới, mọi người thường dễ mắc phải ‘hội chứng kẻ mạo danh’.

Cụ thể hơn, bạn không hiểu rõ về những điều mình đang làm nhưng bạn lại không dám nói về mối lo ngại hay sự sợ hãi của mình.

Điều bạn học được là: Những người mới thường có cảm giác giống như họ đang che giấu điều gì đó.

Bất kỳ khi nào bạn thực hiện một sự thay đổi hay học hỏi những kỹ năng mới, đặc biệt trong vai trò lãnh đạo, bạn sẽ cảm thấy mình giống như ‘một kẻ mạo danh’.

Đó là cảm giác bình thường nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn nghĩ rằng bạn không phù hợp với vị trí hay công việc này. Bạn cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với những điều mới lạ. Khi có đủ tự tin, bạn sẽ thấy hội chứng này dần biết mất.

Sai lầm #4: Bạn làm một công việc quá lâu

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, có việc làm đã là điều rất tuyệt vời.

Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cứ phải ‘gắn chặt’ mình với một công việc nào đó.

Điều bạn học được là: Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại quá nhàm chán, không đúng năng lực hay kỳ vọng của bạn thì hãy tiến hành khảo sát thị trường một cách kín đáo.

Nói chuyện với những người cùng cấp bậc tại các công ty khác để có được những so sánh về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

Điều này đặc biệt quan trọng với những người chỉ làm duy nhất một công ty kể từ khi tốt nghiệp.

Và nếu bạn nhận ra đã đến lúc cần thay đổi thì cũng đừng tự trách bản thân rằng đã lãng phí thời gian quý giá cho công việc đầu tiên.

Mọi người thường nghĩ rằng họ phải ngay lập tức tìm được một công việc hoàn hảo, nhưng ở tuổi 20, bạn vẫn đang ở trong giai đoạn thu thập thông tin. Trên thực tế, mỗi công việc sẽ giúp bạn học thêm một vài kỹ năng nào đó hoặc đơn giản nó sẽ dạy bạn rằng: Đừng mắc sai lầm như vậy thêm một lần nào nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây