Mức Phạt Lái Xe Ô Tô Không Bằng Lái Là Bao Nhiêu Năm 2019

0
3075

Giấy phép lái xe ô tô tương tự như một chiếc thẻ thông hành khi tham gia giao thông, nếu thiếu nó thì chúng ta chẳng khác gì đang họat động ngoài vòng pháp luật. Và có một điều hiển nhiên, nếu lỡ may bị cơ quan chức năng bắt giữ trong tình huống đang điều khiển ô tô mà không có hoặc không mang theo bằng lái thì chắc chắn bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, sẽ hoàn toàn khác biệt.

Mức phạt lái xe ô tô không bằng lái

Hiện nay, các hình thức xử phạt đối với những hành vi điều khiển ô tô hay những phương tiện tương tự ô tô không có bằng lái vẫn áp dụng tương tự với quy định của luật giao thông đường bộ Việt Nam ban hành năm 2008 và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Trong đó, hình thức xử phạt sẽ có nhiều mức độ khác nhau, hình thức phạt sẽ dựa vào từng tình huống cụ thể tại thời điểm người điều khiển ô tô bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng xe và kiểm tra các loại giấy tờ liên quan ( Cà vẹt xe, bảo hiểm ô tô,…).

Nếu dựa theo điều luật ban hành năm 2008, ở khoản 1 điều 58 có quy định về các điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Chẳng hạn như độ tuổi, điều kiện sức khỏe ( Quy định tại điều 60) và giấy phép lái xe tương ứng với loại phương tiện điều khiển được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tại điều số 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về việc mang theo giấy phép lái xe khi tham gia gia giao thông.

Điều số 21 của luật giao thông đường bộ có quy định về mức xử phạt các hành vi vi phạm các điều kiện cần khi tham gia giao thông như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ đối với người điều khiển các loại phương tiện như mô tô ( Trên 175 phân khối), ô tô, xe máy kéo, các phương tiện tương tự,… nếu không có bằng lái tương ứng, giấy phép lái xe bị tẩy xóa hay do một cơ quan không có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, cơ quan chức năng có thể tiến hành tạm giam phương tiện giao thông hay các loại giấy tờ liên quan khác ( Quy định tại điều số 78). CSGT ( Người thì hành nhiệm vụ) có quyền  quyết định tạm giam phương tiện tối đa 7 ngày trước khi đưa ra hình thức xử phạt chính thức đối với hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện.

Lưu ý: Đối với những cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện có thể bị xử phạt hành chính nếu tự ý giao xe cho người không đủ các điều kiện cần thiết để điều khiển phương tiện ( Sức khỏe không đảm bảo, chưa có giấy phép lái xe, giấy phép lái xe hết hạn sử dụng,…).

Dựa vào những quy định trên, đối với hành vi điều khiểu phương tiện giao thông mà không có giấy phép lái xe thì cả chủ phương tiện lẫn người điều khiển phương tiện đều sẽ bị xử phạt hành chính.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây