Cây rau muống và 31 tác dụng tốt dễ thực hiện

0
3295

Đến 99% người Việt Nam biết về rau muống là một loại rau ăn, quen thuộc và rất gần gũi, gần như tuần nào các gia đình cũng có nó trong bữa ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rau muống có nhiều tác dụng tốt như giảm cholesterol, trị vàng da, chữa khó tiêu, táo bón, thiếu máu, phòng chống bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch,… Thế nhưng, loại rau này cũng có nhiều vấn đề cần lưu ý mà chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Rau muống là cây gì

Còn được gọi với các tên khác như bìm bìm nước, liseron d’’au (Pháp), phak bang (Vienchian), tra kuôn (Campuchia). Có tên khoa học là Ipomoea raptans (L.) Poir.-Ipo-moea aquatica Forsk, thuộc họ nhà Bìm bìm Convolvulaceae.

Cây rau muống và 31 tác dụng tốt dễ thực hiện

Rau muống sống được cả ở nước và trên cạn, thân mọc bò, rỗng, dày, mặt ngoài nhẵn và có những đốt. Lá có hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi là dài và hẹp. Phiến lá dài từ 7-9cm, rộng từ 3-7cm, cuống lá nhẵn dài từ 3-6cm. Cây có hoa màu trắng hoặc hồng tím, to, mọc vào mùa thu, ống hoa màu tím nhạt, mọc từ 1-3 hoa trên mỗi cuống. Quả có hình cầu, đường kính từ 7-9mm. Hạt có có lông màu hung, đường kính quả khoảng 4mm.

Về phân bố, thu hái và chế biến rau muống

Rau muống được trồng ở hầu hết các vùng nước ta để làm rau ăn. Trong y học nó được dùng để giải độc bằng cách dùng tươi, vò nát uống hoặc nấu cùng với nước.

Thành phần hóa học của rau muống

Trong rau muống có tới 92% là nước, 2,5% gluxit, 3,2% protit, 1,3% tro và 1% xenluloza. Hàm lượng muối khoáng cực cao bao gồm 1,4 mg% sắt, 37 mg% phốt pho, 100 mg% canxi. Vitamin gồm có 23 mg% Vitamin C, 2,9% caroten, 0,7% vitamin PP, 0,1 mg% vitamin B1, và 0,09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn có thêm nhiều chất nhầy.

Công dụng và liều dùng rau muống

Bên cạnh việc sử dụng làm rau ăn tươi, xào nấu, người ta còn sử dụng rau muống để làm mất đi tác dụng của những thuốc đã uống, đặt biệt là giải các chất độc: Bằng cách rửa sạch giã nát vắt nước uống.

Đối với những người ít dùng rau muống, khi dùng lần đầu tiên thường thấy tác dụng nhuận tràng.

Theo Garcia F. (Philip. Journ. Sci. 76, 1944, 7-8) ở Philippins người ta phát hiện có chất giống insulin trong ngọn rau muống, nên đã được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường.

Kết hợp giã nát ngọn bìm bìm nước và cây vòi voi để đắp lên các vết loét do bệnh zona. Phần thân rau muống thì giã nát cùng lá xoan và mướp đắng để đắp lên trán hay ngực cho những người bị sốt, khó thở.

Cây rau muống và 31 tác dụng tốt dễ thực hiện

Tác dụng của rau muống

1. Giảm cholesterol

Người ta đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và thấy rằng rau muống có khả năng hạn chế triglycoside (đó là chỉ số mỡ máu). Do đó tác dụng giảm cholesterol và giảm cân là rất tốt.

2. Chữa thiếu máu

Trong rau muống chứa hàm lượng lớn khoáng chất đặc biệt là sắt tới 1,4 mg%, vì vậy tác dụng chữa thiếu máu là cực kì khả quan, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai.

3. Trị vàng da cùng các vấn đề về gan

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau muống có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, loại bỏ gốc tự do và các hóa chất gây hại nhờ enzyme giải độc. Theo Medical Health Guide, thì trong y học người ta dùng rau này để trị vàng da và các vấn đề về gan.

4. Phòng chống bệnh tiểu đường

Như nói ở phần Công dụng và liều dùng, trong rau muống chứa chất giống như insulin nên có khả năng phòng chống bệnh tiểu đường rất tốt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

5. Chữa táo bón, trị chứng khó tiêu

Với đặc tính nhuận tràng, rau muống rất tốt cho những người bị táo bón, người bị chứng khó tiêu. Mặt khác do giàu chất xơ nên cũng giúp điều trị và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng đề chữa nhiễm giun đường ruột hiệu quả. Uống nước rau muống luộc rất tốt.

6. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong rau muống chứa tới 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, vì vậy rất phù hợp để phòng chống bệnh ung thư dạ dày, da, vú, trực tràng nhờ cơ chết loại bỏ gốc tự do khỏi cơ thể, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời gia tăng môi trường thuận lợi cho tế bào tự nhiên.

7. Bảo vệ tim mạch

Nhờ chứa các thành phần vitamin A, C và beta caroten đóng vài trò rất quan trọng trong việc chống oxy hóa, giảm cholesterol và làm giảm các gốc tự do. Mặt khác, folate trong bìm bìm nước giúp chuyển đổi homocysteine, đây là loại hoa chất có khả năng gây đau tìm hoặc đột qụy nếu ở mức độ cao.

Ngoài ra, thành phần Magiê trong rau muống còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm giảm huyết áp.

8. Gia tăng miễn dịch

Rau muống giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng phát triển xương, tăng cường sức khỏe nhờ trung hòa và loại bỏ độc tố.

9. Có lợi cho mắt

Nhờ giàu vitamin A, lutein và carotenoid đều là những chất quan trọng bảo vệ đôi mắt. Chúng cũng giúp làm tăng nồng độ glutathione, là chất có vài trong khá quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, rau muống cũng được sửu dụng trong điều trị chảy máu mũi, đau răng, đau bụng kinh, là thuốc an thần cho những người khó ngủ, mất ngủ, nếu bị ngộ độc thì thúc đẩy nôn, giúp hạ sốt nhờ nước ép thấm vào miếng gạc lạnh. Cụ thể cách làm ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Cây rau muống và 31 tác dụng tốt dễ thực hiện

Cách chữa bệnh từ rau muống

1. Trị ngộ độc thức ăn mùa hè: Giã nát một nắm rau muống vắt lấy nước cốt uống, trường hợp bị nặng, nhiễm độc, mất nước phải đi viện ngay.

2. Chữa kiết lỵ mùa hè: Dùng 400g cọng bìm bìm nước tươi, cùng 1 ít vỏ quýt khô lâu năm, nấu nhỏ lửa khoảng vài giờ rồi lấy nước uống cả ngày.

3. Trẻ em bị nóng nhiệt, ra mồ hôi vào mùa hè: Dùng 100g rau muống, 500g mã thầy sắc lấy nước cho trẻ thay nước trong ngày.

4. Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chảy máu mũi, tâm phiền, khát nước mát, lưỡi đỏ rêu vàng, chóng mặt ù tai: Lấy 150g bìm bìm nước cùng 12g cúc hoa đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy nước uống trong ngày (có thể thêm chút đường cho dễ uống).

5. Điều trị triểu đường: Lấy 60g rau muống đỏ với 30g râu ngô, sắc nước uống cả ngày, uống liên tục vài ngày.

6. Chữa đau dạ dày, ợ chua, miệng khô đắng, nóng ruột: Lấy 20g bìm bìm nước, 16g rau sam, 20g rau má, 12g vỏ quýt và 20g cỏ mực. Tất tần tật sao qua, sắc lửa nhỏ với 500ml nước đến khi còn một nửa, chia ra uống 2 lần lúc đói.

7. Lở ngứa ngoài da do giời leo, zona: Lấy một nắm rau muống và một nắm lá vòi voi giã nhuyễn, cho thêm tí muối, đắp lên chỗ lở.

8. Đẹn trong miệng, trẻ em bị lở loét miệng: Lấy 100g bìm bìm nước tươi, 50g củ hành lá tươi, nấu canh lấy nước cho trẻ uống.

9. Trị quai bị: Lấy 200-400g rau muống luộc cả lên ăn cả nước lẫn cái. Có thể thêm tí đường cho dễ uống.

10. Trị mẩn ngứa, rôm sảy, thủy đậu ở trẻ em: Lấy 1 nắm to bìm bìm nước tươi nấu lấy nước đẩy tắm, rửa, xoa.

11. Chữa bốc hỏa đau răng: Lấy 100g rễ bìm bìm nước, giấm và nước bằng nhau, sắc nước để ngậm vài lần trong ngày.

12. Chữa đau đầu, chảy mủ tai: Lấy 100g rau muống, 100g thịt chó, mang hầm tới khi nhừ thịt chó. Ăn tất cả thịt, rau và nước. Liên tục trong vài ngày.

13. Trị chứng chảy máu mũi: Lấy 100g bìm bìm nước tươi cùng lượng vừa đủ đường đỏ. Nghiền nát rồi chế nước sôi uống.

14. Chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ): Lấy 100g bìm bìm nước nấu nhừ, chắt lấy nước, cho thêm 120g đường trắng, nấu đến khi sánh như kẹo mạc nha, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 100g.

  • Trường hợp tiểu, đại tiện ra máu:Lấy nắm to rau muống rửa sạch, vò nát chắt nước cốt. Thêm tí mật ong vào mà uống, 1-2 lần mỗi ngày.
  • Trường hợp đi ngoài ra máu, tiểu máu, nước tiểu đục:Giã nát rau muống tươi giã nát vắt nước cốt, thêm mật ong vào uống, 30-50ml mỗi ngày.

15. Ruột, dạ dày thấp nhiệt (phân cứng táo bón): Mỗi ngày xào hoặc nấu canh rau bìm bìm nước mà ăn.

16. Trị say sắn: Giá nát một nắm nước bìm bìm nước vắt lấy 100-150ml nước cốt mà uống. Người mới ăn sắn thì làm nôn ra bằng cách cù họng bằng lông gà, tự móc họng, uống mùn thớt, cùng với nước đậu xanh, nặng quá phải cho đi viện ngay.

17. Trị mụn nhọt có mủ: Giã nhuyễn rau muống tươi, cho mật ong vào trộn, đắp vào vùng bị mụn.

18. Chảy máu cam, ho nôn ra máu: Giã nát rau muống lấy nước cốt chế thêm mật ong hoặc đường mà uống.

19. Trị chứng khí hư bạch đới: Lấy 500g rau bìm bìm nước cả rễ, 250g hoa râm bụt trắng hầm với thịt gà hoặc lợn, ăn cả cái lẫn nước.

20. Chữa chứng bí tiểu tiện, phù thũng toàn thân ở người bị bệnh thận: Lấy một nắm rau muống, 12g rễ cỏ tranh và 12 râu ngô sắc nước uống mỗi ngày 1 lần.

21. Chữa chứng viêm môi, viêm lưỡi do thiếu vitamin B2: Lấy 100g bìm bìm nước và 50g hành tươi nấu canh ăn mỗi ngày.

22. Liền da, sinh thịt: Người bị mụn lở, vết thương sâu, lõm nên ăn nhiều rau muống chỗ lõm sẽ nhanh liền.

Những trường hợp không nên dùng rau muống

1. Người đang bị vết thương mềm: Như nói ở trên ăn rau muống có thể sinh thịt, lấp đầy chỗ vết thương lõm do cơ chế kích thích tăng trưởng tế bào. Tuy nhiên đối với những vùng da thẩm mỹ không nên lạm dụng, bởi nó sẽ sinh sẹo lỗi gây xấu, khó nhìn.

2. Người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, bệnh gout, huyết áp cao: Những trường hợp này cần tránh.

3. Người bị đau xương khớp: Ăn rau muống sẽ khiến thêm tê nhức.

4. Đối tượng điều trị nội ngoại khoa: Gây lồi sẹo mất thẩm mỹ, kèo dài thời gian điều trị.

5. Người bị suy nhược: Người này có cơ thể ở hư hàn không nên ăn rau bìm bìm nước.

6. Người đang dùng thuốc đông y: Rau muống sẽ gây giã thuốc, làm mất tác dụng của thuốc, nhất là những thuốc có vị độc phục vụ trị bệnh.

7. Người dễ bị dị ứng, bụng dạ yếu: Không nên ăn rau bìm bìm sống hoặc nấu chưa chín kĩ, vì trên rau này có chứa một loại sán lá ruột lớn kí sinh là Fasciolopsis buski. Khi chúng vào cơ thể sẽ bám vào thành ruột gây ra dị ứng, khó tiêu, đau bụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng và những lưu ý về cây rau muống, backhoa.net hy vọng sẽ có ích cho bạn đọc. Lưu ý không nên tùy tiện áp dụng để làm thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây