Cây Hoa Hòe và 24 tác dụng chữa bệnh hay trong dân gian

0
3335

Cây hoa hòe có rất nhiều tác dụng hay như cầm máu, giảm mỡ máu, kháng viêm, chống co thắt, chống loét, chống phóng xạ, chống tiêu chảy, điều trị các bệnh như cao huyết áp, sốt xuất huyết nhẹ, trĩ chảy máu, rong kinh,… Là loại cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta. Hoa hòe được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị và bán trên thị trường rất phổ biến. Trong bài viết này, Backhoa.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những tác dụng của loại cây này, từ đó có hướng sử dụng hợp lý trong điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.

Cây hoa hòe là gì

Còn được gọi với các tên khác như hòe hoa, hòe hoa mễ hay hòe mễ. Với tên khoa học là Sophora japonica L. và thuộc họ nhà Cánh bướm Fabaceae. Người ta thu hái hoa hòe khi còn chưa nở về phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc hoặc pha trà uống. Cũng có một số người dùng quả của nó.

Cây Hoa Hòe và 24 tác dụng chữa bệnh hay trong dân gian

Cây hoa hòe thuộc nhóm cây to cao từ 5-10m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có từ 7-17 lá chét trên mỗi lá. Hoa hình cánh bướm màu vàng trắng, mọc thành từng bông. Quả là một giáp dài, đôi khi hơi cong. Giữa các hạt hơi thắt lại giống như quả đậu đen vậy. Hòe mễ ra hoa từ tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế biến hoa hòe

Cây hoa hòe trước kia mọc hoang, sau đó được trồng nhiều ở khắp các vùng nước ta, người ta sử dụng để làm trà uống cho mát hoặc làm nguyên liệu nhuộm màu vàng. Mỗi năm đến mùa, người ta thu hái số lượng lớn để cung cấp cho nguồn tiêu thụ trong nước, sau đó thừa lại chuyển sang xuất khẩu, do nhu cầu lớn nên bắt đầu được trồng nhiều hơn.

Có thể trồng cây hòe bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Thời gian từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch mất khoảng 3-4 năm. Đây là cây sống lâu năm, nên các năm sau đó năng suất thu hoạch càng cao. Thời điểm thu hái tốt nhất là nụ vì có nhiều hoạt chất tốt. Mang về sấy hoặc phơi khô để bảo quản.

Thành phần hóa học của hoa hòe

Hoa hòe chứa từ 6-30% rutozit (rutin), đó là một glucozit, khi thủy phân sẽ cho ra quexetola hay quexitin C15H10O7, ramnoza và glucoza.
Quả hòe cũng chứa rutin. Đây là một hợp chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu trắng vàng hoặc vàng, tan trong 650 phần rượu, 10.000 phần nước, tan nhiều trong dung dịch kiềm và rượu metylic, không tan trong benzen và ete clorofoc. Việc tan trong dung dịch kiềm khiến vòng cromon bị phá, tạo ra dung dịch màu vàng, có tính chất không ổn định, có thể bị kết tủa khi cho thêm axit vào.

Cây Hoa Hòe và 24 tác dụng chữa bệnh hay trong dân gian

Công dụng dược lý của hoa hòe

Rutin chính là một loại vitamin P, có khả năng làm mao mạch gia tăng sức chịu đựng. P là chữ đầu của từ perméabilité tạm dịch là thấm. Ngoài rutin mang tính chất vitamin P ra, có một số chất khác cũng có tính chất đó nữa là hesperidin có trong vỏ cam, esculozit,….

Tác dụng chủ yếu của rutin là gia tăng sức chịu đựng của mao mạch. Trước kia người ta cho rằng nếu thiếu vitamin C sẽ khiến giảm sức chịu đựng của mao mạch, dễ bị đứt vỡ. Tuy nhiên gần đây người ta nghiên cứu ra rằng nếu thiếu vitamin P cũng có thể xảy ra các hiện tượng đó.

Theo tác giả Hoàng Chiêu Đức trong Trung nam y học tạp chí 1952 thì:

  • Nước sắc hòe hoa sau khi lọc bỏ rutin có tác dụng làm giảm áp huyết của chó đã gây mê.
  • Có khả năng gây hưng phấn nhẹ ở tim cô lập của ếch.
  • Khả năng kích thích niêm mạch ruột bài tiết.

Một tác giả khác của Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm trên tử cung có thai và không có thai đều xảy ra hiện tượng kích thích, đối với cho đã gây mê thì có tác dụng lợi tiểu tạm thời.

Tác dụng của cây hoa hè

Theo đông y, hoa hòe có vị đắng tính bình (còn quả vị đắng tính hàn). Hoa vào hai kinh là can và đại tràng. Quả thì vào kinh can. Hoa tác dụng thanh chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết. Quả cũng có tính chất tương tự hoa nhưng còn có thể gây ra thai. Dùng để chữa trĩ ra máu, xích bạch lỵ, phụ nữ băng huyết, máu cam, thổ huyết.

Trong dân gian, hoa hòe cũng được dùng làm thuốc cầm máu cho các bệnh đổ máu cam, ho ra máu, ruột chảy máu, tiểu tiện ra máu với liều lượng từ 5-20g mỗi ngày ở dạng thuốc sắc.

Rutin được điều chế thành thuốc viên, mỗi viên 0,02g dùng cho bệnh nhân cao áp huyết mà có mao mạch dễ đứt, vỡ, phòng chống xuất huyết cấp tính do viêm thận, đứt mạch máu não, xuất huyết phổi không rõ nguyên nhân. Liều dùng 3 lần một ngày, mỗi lần 2 viên.

Cây Hoa Hòe và 24 tác dụng chữa bệnh hay trong dân gian

Các bài thuốc từ hoa hòe

1. Trị chứng thổ huyết không cầm được: Lấy hòe hoa đốt tồn tính, rồi cho thêm một ít xạ hương vào trộn đều. Mỗi ngày lấy ra 12g uống cùng nước gạo nếp.

2. Trị chứng chảy máu cam không cầm được: Lấy hòe hoa và ô tặc cốt với lượng bằng nhau. Chia ra làm hai phần, một phần để nguyên, phần còn lại sao qua, tất cả tán bột thổi vào chỗ chảy máu.

3. Chữa ho và khạc ra máu: Lấy hoa hòe sao qua tán bột. Mỗi ngày lấy ra 12g uống cùng nước gạo nếp, sau khi uống cúi ngửa một lúc sẽ đỡ.

4. Chữa lưỡi chảy máu không cầm được: Lấy hòe hoa tán bột mà xức ào lưỡi.

5. Chữa đại tiện ra máu: Lấy hai vị bằng nhau gồm hòe hoa và kinh giới tuệ, mang tán bột, mỗi lần lấy ra 4g uống với rượu. Hoặc có thể dùng 6 chỉ hoa hòe cùng 3 chỉ trắc bá diệp sắc nước uống mỗi ngày. Một cách khác là lấy vị bằng nhau hòe hoa và chỉ xác sao tồn tính tán bột, mỗi lần lấy ra 8g uống cùng nước.

6. Chữa tiểu ra máu: Lấy 1 lượng hòe mễ và 1 lượng uất kim (nướng) tất cả tán bột, mỗi lần lấy ra 8g sắc uống với nước sắc đậu xị.

7. Chữa sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Lấy một cái ruột lợn sống làm sạch phơi khô, hòe hoa sao qua tán bột cho đẩy vào trong ruột lợn, ngâm với giấm gạo trong hũ sành nấu chính. Viên thành bằng hạt đạn lớn phơi nắng, uống cùng rượu ngâm đương quy mỗi lần một viên.

8. Chữa trĩ ra máu, lỵ ra máu: Hòe mễ sao qua tán bột, lấy ra 12g mỗi lần uống cùng rượu, uống 3 lần mỗi ngày. Hoặc cùng có thể dùng vỏ trắng cây hòe sắc uống.

9. Trị tiêu ra máu do độc rượu: Lấy 40g hoa hòe chia thành hai phần để sống và sao, 20g sơn chi tử. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy 8g uống cùng nước.

10. Trị băng huyết không cầm được: Lấy 120g hòe hoa và 80g hoàng cầm mang tán bột. Lấy ra 20g mỗi lần uống cùng một chén rượu.

11. Trị rong kinh không cầm được: Hòe mễ sao tồn tính, lấy ra từ 8-12g mỗi lần uống cùng rượu nóng trước bữa ăn.

12. Chữa ung thư phát bối, hoa mắt, miệng khô, nhiệt độc trong người, lưỡi đắng, đầu váng, lưng nóng, hồi hộp, sưng sau lưng, chân tay tê: Lấy một mớ hoa hòe sao đến khi đổi màu nâu đen, cho vào một chén rượu con mà ngâm, uống khi rượu còn nóng. Chữa thấy đỡ thì uống tiếp.

13. Chữa trúng phong mất tiếng: Lấy hòe hoa nhai nuốt sau canh ba, lưu ý nằm ngửa.

14. Trị phát bối tán huyết: Lấy 40g hòe hoa, 40g bột đậu xanh sao đến khi ngã màu ngà voi, mang tán bột. Lấy 40g tế trà sắc cho còn một chén, để một đêm ngoài sương, lấy ra 12g phết vào, để hỡ một lỗ cho ra mủ.

15. Chữa trĩ ngoại: Lấy hòe mễ sắc nước uống và rửa nhiều lần sẽ giúp trĩ teo lên.

16. Trị độc nhọt lở sưng tấy, hầu hết các ung nhọt phát bối, kể cả có mủ hay không có mủ, nhưng có nóng đau và sưng tấy: 80g hoa hòe sao qua, 80g hạch đào nhân và một chèn dấm sắc uống. Uống thấy đỡ thì 2 lần rồi ngừng, vẫn chưa đỡ uống cho đủ 3 lần.

17. Chữa bạch đới không dứt: Lấy hai vị bằng nhau gồm hòe hoa sao và mẫu lệ nung, tán bột. Lấy ra 12g mỗi lần uống cùng rượu.

18. Chữa hạ huyết, băng huyết: Lấy 40g hòe mễ, 8g tông lư thán và một ít muối, sắc với 3 chén nước cho còn nửa chén rồi uống.

19. Trị thổ huyết: Lấy 12g hoa hòe và 4g bách thảo sương. Mang tán bột, uống cùng nước sắc rễ tranh (mao căn).

20. Trị độc dương mai hoặc độc do dương minh tích nhiệt: Lấy 4 lượng hòe hoa sao qua, cho vào 2 chén rượu sắc uống lúc nóng. Tránh dùng cho người bị hư hàn.

21. Chữa huyết áp cao: Hòe hoa và hy thiêm thảo mỗi thứ từ 20-40g sắc uống.

22. Trị trường phong hạ huyết: Lấy 12g hòe mễ, 12g chỉ xác, 12g trắc bá (đốt cháy) và 8g kinh giới. Tất cả tán bột uống cùng hoặc hoặc làm thang tể.

23. Điều trị sốt xuất huyết: Có thể dùng hoa hòe khô pha trà uống hoặc kết hợp với địa long, nattokinase và bài thuốc giáng áp hợp tễ điều chế dược phẩm điều trị huyết áp cao.

24. Trị nhức đầu vào mùa hè nắng nóng: Lấy 10g hòe hoa sao thơm, 5g cúc hoa và 20g hạt muồng sao đen hãm nước sôi. Thêm chút đường cho dễ uống thay trà.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tác dụng của cây hoa hòe chúng tôi muốn truyền tải đến bạn đọc. Lưu ý khi áp dụng theo các bài thuốc bên trên cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Xin cảm ơn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây