Cây Bằng Lăng và công dụng chữa bệnh bất ngờ

0
3066

Cây bằng lăng không còn lạ lẫm với chúng ta, cây thường nở hoa vào mùa hè và gắn liền với những kỷ niệm học trò và chia ly, vì vậy nó có một ý nghĩa nhất định đối với mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết, loại cây này còn là một vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Bài viết sau đây, Backhoa.net sẽ cùng bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của cây.

Cây bằng lăng là gì

Còn có tên gọi khác là bằng lang, thao lao, kwer (Tây Nguyên). Tên khoa học là Lagerstroemia calyulata Kurz, thuộc chi Tử vi (Lythraceae).

Cây Bằng Lăng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ

Là cây gỗ, cao 30-35m, thân gốc có đường kính 40-80cm, có phân cành. Cành nhỏ, mãnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao. Lá hình mũi mác, thuôn dài, hẹp dần và tù ở gốc. Lá dai, dài 7-14cm, rộng 20-50cm, lúc đầu có lông hình sao, sau dần không có lông ở phía trên mà mặt dưới có nhiều lông mềm hơn, gân phụ có 10-13 dôi.

Hoa mọc thành chùm có tán lớn, có màu tím, hồng nhat hoặc trắng tùy giống, thường có 6-9 hoa một chùm, mọc ở đỉnh, nụ hoa hình nón hoặc hình trái xoan. Đài hoa hình chuông, rất nhiều lông mềm, hoa có 6 cánh, hình mắt chim, nhị bầu xù xì có 5-6 ô. Quả nang hình trứng dài, tụt vào trong đài 1/3.

Phân bố và thu hái bằng lăng

Cây có xuất xứ từ Ấn Độ và mọc dại hoặc được trồng ở khắp nước ta. Cây phổ biến chủ yếu ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, một số ở khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, bằng lăng cũng được chọn trồng để xây dựng cảnh quan đô thị, tạo bóng mát và lọc không khí.

Bộ phận sử dụng làm thuốc là vỏ thân cây, có thể thu hoạch quanh năm, đặc biệt lầ vào mùa thu. Sau khi thu hoạch về, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi và dùng dần.

Thành phần hóa học của cây bằng lăng

Trong vỏ thân có chứa ancaloit, flaconoit, tamin, sterol và axit hữu cơ. Trong đó tamin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yếu biểu thị bằng axit malic 4,22%, tổng số đường là 14,2% gồm 0,95% sacaroza; 2,76% chất nhầy, 13,2% đường khử, 3% gôm và 2,81% pectin.

Trong lá và hoa cũng có tamin catechic và galic chiếm 5,42% (tamin catechic 76% và tamin gallic 24%), 5,8% đường gồm 5,22% đường khử và 0,57% saccaroza; 3,25% chất nhầy, 3,7% gôm, 6,51% pectin, 2,83% axit hữu cơ.

Theo đông y, bằng lăng có vị chát và có tính làm săn chắc da.

Cây Bằng Lăng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ

Tác dụng của cây bằng lăng

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lấy 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước đun sôi, uống 4-6 cốc trong ngày để phòng và chữa bệnh.

2. Tốt cho người béo phì, thừa cân

Nước đun từ lá bằng lăng vừa có thể ngăn chặn sự tích tụ cacbpohydrate vừa làm giảm sự hình thành mỡ. Và đặc biệt tốt cho người bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm cân.

3. Chữa bệnh gout

Valoneic acid dilatone có trong lá bằng lăng có khả năng ức chế xanthine oxidase, từ đó làm giảm acid uric trong máu, cải thiện tình trạng bệnh gout. Theo nghiên cứu, dịch chiết từu lá bằng lăng có tác dụng tốt hơn là sử dụng thuốc tân dược.

4. Chữa lỵ

Dùng 1,5g vỏ cây bằng lăng khô sắc lấy nước uống. Liên tục trong 5-7 ngày với trẻ em, đối với người lớn dùng 10-15 ngày.

5. Trị bỏng

Lấy lá bằng lăng đun nước cô đặc thành cao. Rồi thoa lên vết bỏng mỗi ngày 1 lần để vết thương không bị nhiễm trùng và mau ra da non.

6. Chữa nấm da, hắc lào

Dùng vỏ bằng lăng thái nhỏ ngâm với cồn 70 độ với tỷ lệ 20-30% trong 1 tháng, rồi lấy bôi lên vùng da bị nấm.

7. Giảm nhiễm khuẩn

Lấy vỏ bằng lăng nấu nước cô đặc thành cao, dùng bôi lên vết thương để giảm nhiễm khuẩn và tạo lớp màng che phủ bảo vệ vết thương, đồng thời làm giảm cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng.

8. Lợi tiểu, tốt cho bàng quang

Dùng lá bằng lăng hãm thành trà uống hàng ngày, vừa có tác dụng lợi tiểu vừa đề phòng các bệnh về đường tiết niệu.

Cây Bằng Lăng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ

Cây bằng lăng có bao nhiều loại

Cây bằng lăng được trồng phổ biến và rộng khắp ở nước ta. Nhưng không phải loại nào cũng dùng để làm thuốc. Bằng lăng có rất nhiều loại: Bằng lăng tía, bằng lăng nước, bằng lăng tím, bằng lăng ổi hoa trắng….

Với những cây bằng lăng bạn thường thấy trên đường đó là loại bằng lăng tím. Nó được sử dụng để trang trí, tạo bóng mát, tạo cảnh quan. Còn với cấy bằng lăng lùn nó cũng được trồng làm cảnh. Nhưng nó có kích thước bé hơn và thường được trồng trong chậu.

Bằng lăng tía

Tuy nhiên, không phải loại bằng lăng nào cũng có tác dụng làm thuốc. Theo nghiên cứu thì loài bằng tía được sử dụng làm thuốc nhiều hơn cả.

Bằng lăng tía hay người ta còn gọi là bằng lăng ổi. Bởi vì thân của nó rất giống với thân của cây ổi. Bằng lăng ổi thường cao từ 20m-30m. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là vỏ cây, vỏ cây bằng lăng. Bởi nó có chứa rất nhiều alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin… và nhất là tanin. Các loại chất chủ yếu có tác dụng kháng khuẩn.

Bằng lăng tía được xem là dược liệu có mùi thơm, chát, không độc. Nó có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, tốt hơn vẫn nên thu hoạch vào mùa thu. Vỏ cây thu hoạch về sẽ được đem cạo sạch, phơi khô để sử dụng.

Lưu ý dùng bằng lăng

Ngoài những công dụng trên, hạt bằng lăng còn có tác dụng an thần và ngủ ngon rất tốt. Quả còn được dùng để đắp ngoài để trị vết loét miệng. Vỏ cây còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón.

Tác dụng hạ đường huyết tốt nhất là ở lá già và quả già, còn lá non và quả non chỉ có hiệu quả đến 70% so với lá và quả già.

Bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để phù hợp với cơ địa của mỗi người. Chúc các bạn thanh công

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây