Báo cáo khoa học: thiết bị chỉ đường làm não bộ mụ mị

0
3036

Một cuộc khảo sát nghiên cứu vừa qua tại Anh đã chỉ ra rằng tuân theo sự chỉ đường của các thiết bị chỉ đường khiến não bộ con người trở nên mụ mị.

Việc tranh cãi đi đường nào đã không còn xa lạ với bất kì ai. Một người có thể kiên quyết tuân theo sự chỉ đường của GPS trong khi người còn lại hét toáng lên đòi theo ý cho rằng có những cung đường tắt không có trong dữ liệu chỉ đường của máy tính. Cả hai phương thức đều đưa hành khách đến nơi nhưng chỉ có một cách tăng khả năng hoạt động của não bộ.

Một nghiên cứu khoa học mới của Đại học London chỉ ra 2 điểm, một là trí nhớ và phương hướng và điểm còn lại là vùng quyết định trên vỏ não có tần suất hoạt động mạnh khi đi vào các cung đường mới hoặc khi có nhiều lựa chọn cung đường để đi đến điểm đích. Các nhà nghiên cứu so sánh các lớp cắt não của 24 tình nguyện viên lái xe tại trung tâm London, các tình nguyện viên được chia vào nhóm đường đi định sẵn và đường đi tự do. Các khu vực não bộ được nghiên cứu của những ứng viên tuân theo thiết bị chỉ đường không có chút hoạt động nào, trong khi ở những tài xế phải tự thân vận động chen qua mạng lưới giao thông dày đặc lại hoạt động rất mạnh: lên kế hoạch, quyết định, và giành lấy kết quả hoặc chịu đựng thất bại cay đắng.

Báo cáo khoa học: thiết bị chỉ đường làm não bộ mụ mị

Báo cáo khoa học: thiết bị chỉ đường làm não bộ mụ mị 

Hugo Spiers, giáo sư thử nghiệm tâm lý học trường Đại học UCL trả lời phỏng vấn: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi khớp với các mẫu hồi cá ngựa định sẵn, thùy não trước sẽ giúp các tài xế hình dung các cung đường đưa họ đến đích đến”, “tuy nhiên khi công nghệ chỉ đường cho chúng ta các khu vực não bộ này không phản hồi đối với mạng lưới đường phố nữa. Dần dần chúng ta sẽ mất cảm giác và khái niệm với môi trường đường phố xung quanh chúng ta”.

Một nghiên cứu năm 2011 trên trang Nature:

Các tài xế London sau khi làm một bài kiểm tra lái xe Knowledge, bài kiểm tra yêu cầu các tài xế ghi nhớ đường phố cả thành phố chỉ ra kích thước khu vực hồi cá ngựa lớn hơn ở các tài xế không nhớ. Spiers tiết lộ lạc đường là một trong những nguyên nhân chính khiến khu vực này của não bộ tăng kích thước. Vì vậy liên tục có nhận thức về không gian và thời gian xung quanh là rất quan trọng.

Các nhà nghiên cứu thần kinh đều đồng ý rằng não bộ cần phải hoạt động liên tục, nhưng tuân theo công nghệ cũng có một sô mặt lợi. Các hệ thống chỉ đường tốt nhất hiện nay trên các xe ô tô có thể điều chỉnh cung đường đi của tài xế để tránh các khu vực tắc đường, trong khi các ứng dụng như Waze có rất nhiều thông tin dữ liệu về các cung đường vắng (thông qua dữ liệu thu thập được của dân bản địa). Khó có thể tìm thấy những cung đường này nếu không có các bản đồ tương tác, chúng chi tiết đến nỗi có thể nhìn thấy vỉa hè, theo dõi cung đường phía trước đến cả dặm và xem chúng dẫn chúng ta tới đâu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây