Vì sao đôi khi chạy quá tốc độ lại an toàn hơn cho người lái?

0
416

Giả sử trong trường hợp bạn đang lái với tốc độ 110 km/h và một chiếc xe tải từ làn đường khác đang có ý định vượt lên trên. Vậy bạn nên phanh gấp để xe tải lấn sang làn đường của mình hay vẫn kiên trì giữ tốc độ cũ và hi vọng lái xe tải sẽ trông thấy xe ô tô đằng sau mà tránh? Hoặc là chọn cách tăng tốc vượt lên trước xe tải có nghĩa là xe ô tô của bạn vô hình chung đã vượt quá tốc độ cho phép.

Vấn đề gây tranh cãi ở đây là việc lựa chọn xử lý bằng cách vượt quá tốc độ trong một vài tình huống thực tế đôi khi lại trở thành giải pháp đảm bảo an toàn trên đường lái. Tuy nhiên, sau đó người điều khiển xe ô tô phải đối diện với khoản tiền phạt vi phạm tốc độ hay giữ xe và treo bằng lái trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì sao đôi khi chạy quá tốc độ lại an toàn hơn cho người lái?
Vì sao đôi khi chạy quá tốc độ lại an toàn hơn cho người lái?

Việc cố thủ ở tốc độ tối đa cho phép và không bao giờ lấn sang làn đường bên cạnh trên các khung đường đông đúc, tắc nghẽn được coi là một phương thức xử lý không thông minh, tuy nhiên, đôi khi lại đẩy người lái đến những tình huống nguy hiểm khi gặp trường hợp bác tài từ làn đường khác có ý định len sang làn đường bên cạnh.

Linh hoạt xử lý trên đường lái

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm lái xe hơi đều chỉ ra tầm quan trọng của việc tạo ra khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô. Trong trường hợp khẩn cấp cần phanh gấp, người lái vẫn còn dư thời gian và khoảng cách để xử lý tình huống. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản dừng ở khoảng cách giữa hai xe trên cùng một làn đường mà còn nằm ở yếu tố linh hoạt khi di chuyển làn đường giữa các phương tiện vào giờ cao điểm. Bạn sẽ rất dễ gặp phải tình huống một số bác tài vô tình va chạm với xe ô tô khác trên đường bởi chiếc xe này nằm trong phạm vi điểm mù không quan sát được.

Để điều khiển xe an toàn, bạn không thể chọn cách cố thủ chỉ trong một làn đường với tốc độ đều đặn. Người điều khiển cần phải linh hoạt vượt các phương tiện khác và để các xe khác vượt mình khi cần thiết. Ở một số trường hợp, người lái sẽ phải lựa chọn vượt quá tốc độ trong một vài giây. Tại cung đường đông đúc đặc biệt là lúc tan tầm, việc vượt quá tốc độ trong khoảng thời gian vài giây có thể cần diễn ra thường xuyên hơn. Bằng cách này, người điều khiển giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và tăng tốc vượt xe khác trong trường hợp phát hiện một số mối nguy hiểm tiềm tàng.

Cho phép người điều khiển vượt quá tốc độ trong một số tình huống liệu có tạo tiền lệ xấu về sau?

Câu hỏi được đặt ra về việc phân biệt rạch ròi giữa thời điểm thích hợp chủ xe được quyền tăng tốc hay không rất khó để đưa ra đáp án nếu đứng dưới góc độ về luật giao thông. Liệu cho phép người lái được quyền vượt quá tốc độ trong một số tình huống có tạo nên tiền lệ xấu và bị mang ra lợi dụng nhằm vi phạm tốc độ tối đa cho phép? Có thể nói việc đánh giá khoảng cách an toàn và tình huống cần thiết để tăng tốc vẫn còn mang tính chủ quan và cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn nữa trong tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây