Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

0
1107

Dưới đây, Oto.com.vn xin đưa ra một số lời khuyên để bạn né tránh các nguy cơ liên quan đến túi khí.

Trong vài năm gần đây, hàng loạt scandal liên quan đến túi khí ô tô đã nổ ra trên thế giới, khiến cho người tiêu dùng phải quan tâm hơn về thiết bị an toàn này. Túi khí vốn được coi là một trong những trang bị cơ bản để bảo vệ hành khách trên xe khi xảy ra va chạm. Tuy nhiên, túi khí cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ mà bạn cần chú ý nếu không muốn tự làm mình bị thương khi sử dụng túi khí.

1. Không dùng túi khí cho trẻ nhỏ

Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Nhiều gia đình có thói quen bế trẻ con ngồi ở ghế trước, điều này vô cùng không nên. Bởi khi xe gặp va chạm, túi khí bung ra với tốc độ rất nhanh và lực vô cùng mạnh. Việc để 1 vật gì đó trước túi khí sẽ khiến vật này bị văng ngược trở lại và làm bị thường người dùng. Trong trường hợp này, túi khí bung ra sẽ tiếp xúc với trẻ nhỏ đầu tiên.

Với trẻ em dưới 12 tuổi, kể cả khi trẻ ngồi 1 mình hay được phụ huynh bế thì việc túi khí bung ra cũng có thể gây chấn thương không hề nhẹ cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không nên ngồi ghế có túi khí

2. Cẩn thận khi đèn túi khí sáng lên

 Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Nếu bạn đang nổ máy xe mà phát hiện ra đèn túi khí bật sáng thì đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo cho bạn rằng túi khí đang bị lỗi. Lí do của việc này có thể đến từ nhiều phía như giắc điện bị đứt hoặc ô-xy hóa, cuộn xoắn của vô-lăng hỏng hoặc túi khí lỗi cảm biến.

Trong trường hợp này, bạn nên tiến hành đưa xe vào garage để sửa chữa và thay thế túi khí, không nên chỉ vì lười đem xe đi sửa mà coi thường tính mạng của mình.

3. Chú ý đến cảm biến túi khí

Thông thường, cấu tạo của túi khí sẽ gồm bộ điều khiển điện tử nhận tín hiệu từ các cảm biến khác để đo đạc gia tốc của xe. Khi phát hiện gia tốc giảm dần đủ lớn báo hiệu xe đang bị va chạm mạnh thì dòng điện sẽ kích nổ túi khí, khiến nó bung ra và đảm bảo an toàn cho người lái.

Dù vậy, có thể vì nhiều lí do như ảnh hưởng thời tiết hay do va chạm, độ xe mà cảm biến túi khí của xe bị hỏng hóc hoặc mất đi độ nhạy. Hậu quả là túi khí có thể bung chậm hoặc không bung ra kịp thời khi có tai nạn, khiến cho người lái chịu va chạm nặng và làm tăng độ nguy hiểm của tai nạn.

4. Túi khí tự bung

 Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Trong nhiều trường hợp, túi khí gặp trục trặc và có thể gây ra hiện tượng tự bung hoặc kích nổ bất ngờ dù xe không hề gặp va chạm. Đây được cho là mối nguy hiểm tiềm tàng có hậu quả tương đương với việc túi khí bung chậm, vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều khiển và tầm nhìn của người lái. Chưa kể, lực bung túi khí vốn rất mạnh, có thể khiến cho chủ xe bị thương. Để giải quyết hiện tượng này, chủ xe nên thường xuyên đưa xe tới các gara để chăm sóc túi khí.

Thời gian trước, khắp nơi trên thế giới đều hoang mang vì lỗi túi khí Takata, lỗi này cũng có hậu quả là túi khí tự bung nổ nhưng nguy hiểm hơn là chúng gây nổ cả thiết bị đựng túi khí và găm các mảnh vỡ vào người lái. 

4. Không nên để túi khí quá hạn

 Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Một chiếc xe có niên hạn sử dụng từ 10-20 năm, tuy nhiên túi khí thì nhiều khi lại không dài được như vậy. Các chốt của túi khí nếu lâu ngày không dùng tới hoặc đã quá cũ kĩ (xe sản xuất đời quá thấp) thì rất dễ không bung ra được nếu xảy ra va chạm. Vậy nên, dù đã lâu không sử dụng túi khí nhưng chủ xe cũng nên bảo dưỡng túi khí thường xuyên để tránh việc túi khí xảy ra sự cố đáng tiếc.

5. Thay thế túi khí khi có lệnh triệu hồi

 Túi khí và 7 vấn đề mất an toàn cần chú ý

Kể từ khi vụ việc lỗi túi khí Takata nổ ra, hàng triệu xe hơi trên khắp thế giới đã phải triệu hồi. Tuy nhiên, khó có thể nói được rằng liệu toàn bộ số xe đã thực sự được sửa chữa hay chưa, bởi có nhiều chủ xe có thể vì lười hoặc vì xem nhẹ tính nghiêm trọng của vụ việc mà không đưa xe đến các cơ sở bảo dưỡng để thay thế túi khí mới.

Lỗi túi khí Takata cũng chính là nguyên nhân của hàng loạt vụ nổ túi khí trên thế giới, với sự châm ngòi là do hóa chất cộng với sự thay đổi độ ẩm và áp suất môi trường. Kết quả là túi khí dễ bị nổ trong điều kiện bất ngờ, văng các mảnh vỡ vào người lái. Dù đây là lỗi từ các công ty sản xuất xe và túi khí nhưng người tiêu dùng cũng nên nhận thức được tầm ảnh hưởng của các thông báo triệu hồi xe vì lỗi túi khí và tiến hành bảo dưỡng trước khi xảy ra sự cố thực sự nghiêm trọng.

 6. Không thể tự sửa chữa túi khí

Bạn phải biết rằng túi khí là một bộ phận tương đối phức tạp và không thể sửa chữa tại nhà. Vậy nên, nếu đèn cảnh báo túi khí sáng lên khi xe đang hoạt động, bạn nên mang xe ngay tới đại lí để kiểm tra xem nó gặp vấn đề gì và tiến hành thay thế túi khí.

Kể cả khi bạn có nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô thì bạn vẫn không nên cố gắng sửa chữa hoặc tự ý mở hệ thống túi khí bởi hậu quả chờ đợi có thể sẽ khiến túi khí nổ bất ngờ hoặc làm hỏng hoàn toàn hệ thống túi khí. Bạn cũng cần biết rằng, túi khí khi nổ xong thường rất nóng vì tốc độ nổ nên chạm vào sẽ khiến bạn bị bỏng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây