5 loại trí thông minh quyết định thành công tài chính của bạn

0
380

Có nhiều con đường dẫn tới thành công và bạn cần phải biết điểm mạnh của mình nằm ở phía nào để tận dụng.

Để được thăng tiến và đạt vị trí cao hơn là một quá trình phấn đấu lâu dài và đòi hỏi nhiều công sức. May mắn có thể mỉm cười với nhiều người nhưng hầu hết trong chúng ta đều cảm thấy bản thân không rơi vào trường hợp đó. Vậy chúng ta cần cải thiện những gì để biết cách xác định và nắm bắt thời cơ trở thành sếp của mình?

Các chuyên gia của Harvard Business Reviews (HBR) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với hơn 50 nhà lãnh đạo trong các tập đoàn hàng đầu thế giới để xác định 5 loại trí thông minh cần thiết nhất cho các cấp quản lí hay đứng đầu doanh nghiệp.

Khả năng quản lí tài chính

Bạn có thể nói chuyện bằng các con số hay chỉ bằng lời? Bạn không thể nhanh chóng quyết định nếu không nhận xét chính xác được khối tài sản hiện có, khả năng tài chính cá nhân, tính bền vững của dòng thu nhập hay các rủi ro tiềm ẩn.

Những nguyên tắc cơ bản này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng nhiệm vụ này không đòi hỏi bạn phải là một giám đốc tài chính hoặc chuyên viên kiểm toán để thực hiện.

Crawford Gillies – Giám đốc độc lập cao cấp trong hội đồng quản trị của Barclays và SSE chia sẻ: “Đối với tôi, vấn đề chính là có thể diễn giải một báo cáo thu nhập cá nhân cho tốt và sử dụng điều đó để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh và đặt câu hỏi nếu có vấn đề xảy ra”.

Để cải thiện kĩ năng quản lí tài chính của mình, hãy quan sát cẩn thận cách phân phối tài sản, đầu tư và kết hợp các phương pháp xoay vòng dòng tiền cũng như lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia cố vấn hay người thân giàu kinh nghiệm.

5 loại trí thông minh quyết định thành công tài chính của bạn
Ảnh minh hoạ (Nguồn: HBR)

Có chiến lược tài chính

Kĩ năng quản lí tài chính giỏi là một chuyện nhưng có thể biến hiểu biết đó thành chiến lược hay không lại là vấn đề khác. Ruth Cairnie, cựu phó chủ tịch điều hành chiến lược và kế hoạch tại Royal Dutch Shell chia sẻ: “Tư duy chiến lược đòi hỏi thực tế bên ngoài”.

Chúng ta có đang trung thực về tình trạng hiện tại hay không? Có mối liên hệ đáng tin cậy thực sự nào giữa chiến lược và kế hoạch tài chính dự kiến của bạn không? Bạn có thể đảm bảo khả năng tài chính đang có phù hợp và đủ cho chiến lược hay không.

Ngoài ra, bạn cũng nên làm quen với tính thay đổi không ngừng của thị trường lao động và nền kinh tế để phát triển các chiến lược cụ thể cho sự nghiệp tương lai để không bị tụt hậu cũng như tăng khả năng thăng tiến cho mình.

Biết xây dựng mối quan hệ 

Để thành công, bạn phải lùi lại một vài bước. Đối với tài chính cá nhân, công việc của bạn là xem xét tỉ mỉ, khuyến khích và tư vấn cho bản thân chứ không phải kiểm soát. Bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt với những người có chung lí tưởng, định hướng và giá trị cũng như các bên liên quan để thu nhận nhiều kinh nghiệm và ý kiến riêng.

Việc xử lí, bắt đầu và xây dựng các mối quan hệ sao cho hiệu quả chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi khả năng lắng nghe cẩn thận và có thể nắm bắt, nhìn nhận, phản ứng tích cực và điều chỉnh suy nghĩ linh hoạt theo hướng của cuộc trò chuyện để tiếp nhận nhiều thông tin tích cực hơn thay vì xoay mọi thứ quanh bản thân mình.

Hiểu được vai trò của mình

Dù là bất cứ ai, bạn không thể tích lũy được tài sản nếu không nắm được vai trò của bản thân với xã hội, gia đình và chính mình. Tất nhiên, chúng ta có thể đang phải gánh hàng chục trách nhiệm khác nhau trong cuộc sống nhưng hãy tự hỏi bạn cảm thấy yêu thích và quan trọng nhất ở vai trò nào.

Khi xác định được vai trò chủ đạo, đã đến lúc bạn biết cách xây dựng kế hoạch, lịch trình, tìm kiếm công việc theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp. Phân bổ nguồn lực, thời gian và công sức một cách hợp lí là nền tảng vững chắc dẫn tới thành công tài chính trong tương lai.

Tạo ra văn hóa

Mary Jo Jacobi, cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ nói rằng nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là tạo ra một môi trường khiến mọi nhân viên đều cảm thấy sẵn sàng cống hiến, cởi mở để xây dựng nội bộ và nhanh chóng xác định giải pháp cho các lỗ hổng. Mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy.

Sẽ là không phù hợp để nuôi dưỡng tính cách lạc quan thái quá, coi mọi kế hoạch đều thành công và mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời dù điều đó không phải lúc nào cũng vậy.

5 loại trí thông minh này đều có thể được cải thiện qua thời gian nếu bạn quyết tâm và sẵn sàng rèn luyện. Nếu xuất sắc trên mọi phương diện là điều không thể thì hãy lựa chọn những kĩ năng phù hợp nhất với vai trò của bản thân.

Chúc bạn một năm 2020 thành công rực rỡ.