Trị cảm cúm bằng thực phẩm từ thiên nhiên có ngay trong nhà

0
842

Khi mắc cảm cúm, nhiều người nghĩ ngay phải phi thật nhanh ra hiệu thuốc mua kháng sinh thât mạnh để nhanh khỏi. Nhưng có những loại thực phẩm có ngay trong vườn hoặc góc bếp của mình có thể đuổi nhanh cảm cúm đi rất hiệu quả mà không cần đến kháng sinh.

Khi mắc cảm cúm, nhiều người nghĩ ngay phải phi thật nhanh ra hiệu thuốc mua kháng sinh thât mạnh để nhanh khỏi. Nhưng có những loại thực phẩm có ngay trong vườn hoặc góc bếp của mình có thể đuổi nhanh cảm cúm đi rất hiệu quả mà không cần đến kháng sinh.

Nên khi mắc cảm cúm bạn nên uống nhiều nước, ăn súp hoặc cháo nóng để duy trì lượng nước trong cơ thể. Cảm cúm do virus nên bạn cần một tuần hoặc hơn để hồi phục. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng một số dược liệu thiên nhiên dưới đây có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ.

Tỏi

Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch và kháng khuẩn, kháng virus, chống ôxi hóa, thông đường hô hấp, giúp cơ thể cảm lạnh, ho khan. Củ tỏi cũng giảm mức độ nghiêm trọng của các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Bạn có thể dụng các cách như sau:

Cách 1: Bỏ 3-4 tép tỏi băm vào 1 ly nước lọc, khuấy đều rồi uống nhanh. Thực hiện công thức này mỗi ngày.

Cách 2: Băm, xay củ tỏi thật nhỏ, để nguyên trong vòng 15 phút rồi pha một ly nước cam để sẵn. Trước đi đi ngủ, ăn một muỗng cà phê tỏi rồi tráng miệng bằng một ly nước cam. Lặp lại điều này mỗi đêm.

Cách 3: Tỏi lột vỏ cho vào lọ nhỏ, đổ mật ong lên, đậy chặt nắp lọ trong 1 tuần. Sau đó, cho hỗn hợp tỏi – mật ong vào tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi bạn có triệu chứng mệt mỏi, cảm lạnh. Nếu bạn bị cảm nặng, hãy nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày kèm theo 1 muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.

Lá bạc hà cộng với nước cốt chanh

Lá bạc hà có chứa tinh dầu methol, vitamin A, B, C, kali, folate… tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm các triệu chúng cảm lạnh, ho, nhức đầu.

Chanh cung cấp lượng lớn vitamin C cho các tế bào chống khuẩn, tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Cách làm: Nước cốt chanh 1 quả, 3 nhánh lá bạc hà, 2 muỗng cà phê đường cắt trắng, 200 ml nước ấm.

Chú ý: Bạc hà nghiền nhỏ, cho 100ml nước ấm với đường khuấy tan sau đó cho nước cốt chanh vào và cho thêm 100ml nước ấm còn lại vào. Sau đó cho bạc hà đã nghiền nhỏ vào cốc nước chanh đường và dùng ngay.

Lá tía tô giải cảm

Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.

Cách làm:

Cho vào cháo để ăn và giải cảm: Đối với bệnh nhân bị cảm cúm, bạn có thể nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, thái nhỏ tía tô non và hành lá cho vào bát cháo, thêm tiêu và ớt cay, ăn nóng. Có tác dụng giải cảm rất tốt.

Nếu bạn nào không ăn được với cháo có thể xông hơi. Dùng lá tía tô cùng các lá thơm khác như lá chanh, lá bưởi, lá sả,… tạo thành nồi xông. Có thể lấy ra một bát nước uống trước hoặc sau khi xông cũng rất tốt.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Lá cúc tần

Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.

Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây