Mang bầu có nên tiêm vắc xin ngừa cúm?

0
1807

Theo một số nghiên cứu, tiêm vắc xin ngừa cúm không chỉ cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ mà còn hỗ trợ tăng miễn dịch bệnh cúm cho thai nhi.

Thời tiết lúc nắng lúc mưa là thời điểm lý tưởng để virus cúm phát triển và lây lan. Lúc này, cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, hệ miễn dịch bị yếu đi nên dễ bị virus cúm xâm nhập vào. Tình trạng này nếu kéo dài thì sẽ không tốt cho cả bạn và thai nhi. Vậy mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa bệnh cúm?

Vắc xin ngừa cúm hoạt động như thế nào?

Virus cúm gây bệnh cho người có hai thể là virus cúm A và virus cúm B. Virus cúm A được phân loại dựa trên đặc tính hai kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). Từ năm 1977, virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B đã lan tỏa trên khắp toàn cầu.

Vắc xin ngừa cúm sẽ giúp phát triển các kháng thể trong cơ thể người khoảng 2 tuần sau khi tiêm. Các kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại các virus cúm.

Tiêm vắc xin ngừa cúm trước đó sẽ giúp cơ thể chống lại virus ở mùa tiếp theo. Những vắc xin ngừa cúm truyền thống (vắc xin thể tam vị) được tạo ra để chống lại 3 loại virus: virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B. Cũng có những vắc xin ngừa cúm được tạo ra để chống lại 4 loại virus cúm (vắc xin hóa trị 4). Những vắc xin này chống lại các loại virus như vắc xin thể tam vị và virus cúm B.

Khi nào mẹ bầu nên tiêm vắc xin ngừa cúm?

Các chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến nghị nên tiêm vắc xin cúm cho các bà mẹ mang thai và trẻ em từ 6-24 tháng tuổi nhưng không khuyến nghị cho những bé nhỏ hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng mẹ bầu tiêm vắc xin trong thai kì sẽ bảo vệ bé sinh ra không bị mắc cúm cũng như có được sức miễn dịch cúm từ mẹ.

Ngoài ra, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kì cũng khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin ngừa cúm để phòng ngừa nguy cơ và những biến chứng của căn bệnh này. Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin ngừa cúm bất kì thời điểm nào, trước hoặc trong thai kì.

Tại sao mẹ bầu tiêm vắc xin phòng cúm sẽ có ích cho bé?

Theo số liệu thống kê đối với 340 trường hợp mẹ và bé tại Mỹ  trong suốt những năm 2004-2005. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức độ của các bệnh đường hô hấp cả mẹ và bé trong vòng 24 tuần đầu tiên sau sinh. Đối với những bà mẹ được tiêm vắc xin trong suốt thai kì, bé được sinh ra có ít nguy cơ bị cúm hơn là các bé có mẹ không tiêm vắc xin lên đến 63%.

Không chỉ vậy, tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp kèm sốt cũng giảm, từ 153 trường hợp bé mắc bệnh (nếu mẹ không tiêm vắc xin) xuống còn 110 trường hợp bé mắc bệnh (nếu mẹ tiêm vắc xin). Nói cách khác, cứ 5 mẹ bầu được tiêm vắc xin sẽ có một trường hợp mẹ và bé được bảo vệ khỏi bệnh đường hô hấp kèm sốt.

Một số khuyến cáo khác cho rằng tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp mẹ bầu có thể bảo vệ em bé trong bụng khỏi nguy cơ nhiễm virus chết người. Bạn không nên tiêm vắc xin phòng cúm sau khi sinh em bé vì như vậy có thể khiến trẻ sơ sinh gặp các nguy cơ sức khỏe như dị tật hoặc thậm chí là tử vong, nhất là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi.

Do đó, nếu bạn đang mang bầu và mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, nhất là trong lúc thời tiết đang chuyển mùa mưa nắng thất thường, mẹ bầu nên lựa chọn tiêm vắc xin ngừa cúm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây