Kỹ thuật quay vô lăng nhanh trong trường hợp khẩn cấp

0
2761

Quay vô-lăng nhanh là kỹ thuật quan trọng đối với các lái xe đặc biệt là trong các tình huống nguy hiểm, xử lý phức tạp. Kỹ thuật này thường được áp dụng để khắc phục sai lầm khi điều khiển xe.

Để quay vô-lăng nhanh, lái xe có thể sử dụng một số phương án như quay vô-lăng một tay, hai tay kế tiếp nhau, phương án một – hai hoặc hai – một. Tuy vậy, trong tất cả các phương án trên, để đảm bảo có thể quay vô-lăng trên 180 độ nhanh thì lái xe cần áp dụng kỹ thuật bắt chéo tay. Mặc dù có vẻ kỹ thuật này trái với hình dung của nhiều lái xe nhưng nó lại là yếu tố quan trọng đảm bảo quay vô-lăng được nhanh, giảm đáng kể thời gian thao tác.

Kỹ thuật quay vô-lăng sang phải bằng một tay

Kỹ thuật quay vô lăng nhanh trong trường hợp khẩn cấp

Quay vô-lăng bằng 1 tay

Để thực hiện quay vô-lăng sang phải bằng một tay, lái xe thực hiện theo các bước sau:

– Đặt tay phải lên vị trí cao nhất của vô-lăng.

– Nắm vô-lăng với lực nắm bình thường và nới lỏng tay nắm

– Dùng lòng bàn tay để quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

– Quay vô-lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay

– Quay vô-lăng tiếp và chuyển sang cách nắm bình thường.

– Cuối cùng, quay vô-lăng lên điểm cao nhất.

Quay vô-lăng sang phải với kỹ thuật bắt chéo tay:

Kỹ thuật quay vô lăng nhanh trong trường hợp khẩn cấp

Quay vô-lăng với kỹ thuật bắt chéo tay

Kỹ thuật bắt chéo hai tay để quay vô-lăng được thực hiện như sau:

– Đặt tay lên vô-lăng ở vị trí bình thường.

– Quay vô-lăng tới lúc chuẩn bị bắt chéo tay phải.

– Quay vô-lăng bằng tay trái cùng thời điểm bắt đầu bắt chéo tay phải.

– Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến lúc chuẩn bị bắt tay trái.

– Quay vô-lăng bằng tay phải và bắt chéo tay trái.

– Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.

Theo đó, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện khi hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (chỉ số trên mặt đồng hồ) đến khi tay trái tiến gần con số 11, tay phải tiến gần con số 5. Sau đó, tay phải nhanh chóng nắm vị trí số 12.

Thực hiện kỹ thuật này lái xe cần chú ý là khi chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện mạnh. Việc thực hiện mạnh chỉ được chấp nhận trong trường hợp tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc tay chuyển động từ vị trí “5” đến vị trí “12” đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng.

Thao tác nắm vô lăng này kết thúc ở vị trí giữa “1” và “2”. Lái xe phải tập trung toàn lực. Khi tay trái bắt đầu bắt chéo cần di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nắm vô-lăng nhẹ nhàng.

Nếu lái xe thật sự làm chủ được tay lái cũng như tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Trong trường hợp lái xe tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết thì nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để có thể thao tác nhanh nhất khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác.

Chọn điểm nắm vô-lăng khi chuẩn bị vào cua trái:

Kỹ thuật quay vô lăng nhanh trong trường hợp khẩn cấp

Chọn điểm nắm trên vô-lăng khi chuẩn bị vào cua

Để chọn điểm nắm vô-lăng khi chuẩn bị vào cua trái, lái xe nên thực hiện như sau:

– Đặt tay ở vị trí khi bắt đầu chuẩn bị vào cua.

– Lựa chọn điểm nắm cần thiết trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.

– Quay vô-lăng sang trái bằng cách tay trái quay vô-lăng còn tay phải trượt theo vô-lăng.

– Chuyển tay về vị trí bình thường.

Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh”

Quay vô-lăng bằng phương pháp mạnh được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Phương pháp này có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần kỹ thuật chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 140 độ. Ngoài ra, phương pháp này còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.

Ví dụ trường hợp dùng phương pháp “mạnh” để quay vô-lăng sang phải như sau:

– Đặt tay ở vị trí cần thiết.

– Tay phải quay vô-lăng sang phải còn tay trái trược xuống dưới.

– Nắm vô-lăng ở điểm thấp

– Tay trái quay vô-lăng còn tay phải trượt lên trên

Việc trả vô-lăng sau khi cua được thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp “mạnh”. Tuy nhiên, thực tế phần đông tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Đây là việc làm không hề an toàn chút nào. Vì trong trường hợp hệ thống lái không chính xác, vô-lăng có thể kẹt và không quay về được vị trí ban đầu. Khi đó, dù tài xế có xử lý nhanh đến đâu cũng khó có thể cứu vẵn được tình thế bất ngờ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây