Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm những gì?

0
3092

Backhoa.net sẽ liệt kê chi tiết hồ sơ thi bằng lái xe ô tô theo đúng quy định hiện nay để quý độc giả nắm rõ và chủ động hơn trong việc chuẩn bị học và thi lấy bằng lái xe.

Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ thi bằng lái xe ô tô như sau: Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm đơn xin học lái xe, bản sao CMTND, giấy khám sức khỏe…

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Điều kiện thi lấy bằng lái xe ô tô là gì?

Nếu jcòn chưa nắm rõ về điều kiện thi bằng lái xe ô tô, các chuyên gia tư vấn xe của Backhoa.net sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn dựa trên quy định của Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Nếu đỗ kỳ thi sát hạch, 10-14 ngày sau đó học viên sẽ nhận được bằng lái xe

Các hạng bằng lái xe ô tô được sử dụng tại Việt Nam hiện nay

Backhoa.net cập nhật một số loại bằng lái xe ô tô hiện đang được sử dụng
tại Việt Nam:

  • Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
  • Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng B2 được sử dụng cho xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
  • Giấy phép lái xe hạng B11: Loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.
  • Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.
  • Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.
  • Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.
  • Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối
    toa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây