Đau mắt đỏ đang có dấu hiệu tăng nhanh

0
2190

Vào những tháng cuối năm, một số dịch bệnh có xu hướng tăng do thời tiết chuyển mùa, đặc biệt bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu gia tăng nhất là đối với trẻ nhỏ.

Hà Nội đã có gần 2.000 trường hợp đau mắt đỏ

Chiều 15-9, Sở Y tế Hà Nội có báo cáo về tình hình dịch bệnh trong tuần từ ngày 8 đến 14-9. Theo đó, trong tuần qua, số ca mắc bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Hà Nội có xu hướng gia tăng mạnh.
 Tích luỹ từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận hơn 1.870 trường hợp mắc đau mắt đỏ, rải rác tại tất cả quận/ huyện/ thị xã. Ngoài ra, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 10 trường hợp so với tuần trước đó.
Thông thường, từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm là thời gian dịch đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng do thay đổi thời tiết. Năm ngoái, dịch đau mắt đỏ ở Hà Nội bùng phát vào khoảng cuối tháng 8. Năm nay, dịch bùng phát muộn hơn nhưng tốc độ lây lan nhanh hơn. Do đây là bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua hơi thở và nước bọt, qua quan hệ vợ chồng… nên khi trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ lây ra những người còn lại rất lớn.

Trường học là môi trường rất thuận lợi cho dịch đau mắt đỏ

Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, trong dịp này, các nhà trường tập trung hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan y tế; thường xuyên tổng vệ sinh trường học, lớp học, khu vệ sinh, cung cấp đủ nước sạch và xà phòng cho HS. Các trường tổ chức học bán trú không được cho HS dùng chung khăn mặt, thuốc tra mắt, thìa, cốc… Các trường mầm non cần thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, giặt khăn mặt và phơi nắng hằng ngày.
Điều lo ngại là dịch đau mắt đỏ bùng phát hiện nay trùng với thời điểm tựu trường, trong khi học sinh, nhất là các đối tượng học sinh nhỏ tuổi ở bậc tiểu học, mầm non thường nhạy cảm với các loại virus, do đó nguy cơ lây lan dịch trong trường học rất lớn.
Vì vậy, ngoài sự vào cuộc tích cực của ngành y tế thì các bậc phụ huynh, nhà trường, thầy cô giáo cần quan tâm hơn đến vấn đề phòng bệnh cho học sinh, có ý thức phòng bệnh triệt để. Những trường hợp học sinh bị đau mắt đỏ cần được cho nghỉ học để tránh lây lan.
Đau mắt đỏ đang có dấu hiệu tăng nhanh
Vào những tháng cuối năm, một số dịch bệnh có xu hướng tăng do thời tiết chuyển mùa. đặc biệt bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu gia tăng nhất là đối với trẻ nhỏ.

Không nên chủ quan

Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương dịch đau mắt đỏ năm nay trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài tới hơn 10 ngày, trong khi nếu được điều trị đúng cách thì chỉ 7 ngày bệnh sẽ khỏi.
Theo  Bác sĩ Hoàng Cương bệnh viện mắt Trung ương cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh trước khi đi khám đã tự dùng các loại thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc dùng thuốc nhưng không chú ý tới các khâu vệ sinh mắt, khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm như khô mắt, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm màng bồ đào tăng nhãn áp với biểu hiện ban đầu là nhìn mờ rồi dẫn đến mù là. Đây cũng là nguyên nhân khiến người từng đau mắt đỏ vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh lạ
Khi có triệu chứng bị đau mắt đỏ, người bệnh không nên dùng tay dụi mắt, không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt.

Phòng bệnh đau mắt đỏ

Để đề phòng bệnh tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt, hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế đi bơi.
Tốt nhất nên rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), mỗi ngày khoảng 3 lần, khi ra đường nên đeo kính mát để tránh khói bụi…
Bên cạnh đó người bệnh đau mắt đỏ không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn; chỉ sử dụng thuốc và tra thuốc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn, đúng chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, đặc biệt không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác, không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn…
Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Đối với trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, cách ly không cho cho đến trẻ trường tránh lây lan bạn khác.Việc điều trị  đau mắt đỏ cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây