Bạn tự tin với các kiến thức tích lũy từ nhà trường, song lại chán nản với công việc không xứng với trình độ đại học. Vậy phải làm sao để có được công việc yêu thích, phù hợp với năng lực ngay khi ra trường?
Bạn tự tin với các kiến thức tích lũy từ nhà trường, song lại chán nản với công việc không xứng với trình độ đại học. Còn nơi danh tiếng và lương cao thì yêu cầu đủ thứ (kinh nghiệm, kỹ năng) chứ không chỉ có lý thuyết trong sách vở.
Vậy phải làm sao để có được công việc yêu thích, phù hợp với năng lực ngay khi ra trường?
Có bằng đại học thôi chưa đủ!
Có được một công việc ổn định với mức lương cao sau khi tốt nghiệp là mong muốn của tất cả các sinh viên khi bước chân vào đại học, cao đẳng. Nhưng nhiều bạn chỉ biết mơ ước mà không biết phải làm gì để có được công việc ưng ý sau khi ra trường. Nhiều sinh viên quá phụ thuộc vào nhà trường để rồi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn lao đao trong quá trình tìm việc.
Kiến thức chuyên ngành là điều cần thiết mà bất kể sinh viên nào cũng cần nắm vững, tuy nhiên các nhà tuyển dụng không chỉ cần có thế. Họ đòi hỏi nhân viên của mình phải có kinh nghiệm làm việc và được trang bị các kỹ năng khác ngoài kiến thức nhà trường. Song để tìm được một công việc như mong muốn cũng không phải là quá khó nếu bạn thực sự nỗ lực và biết mình nên làm gì trong suốt mấy năm học đại học.
1. Xác định mục tiêu
Để có một công việc ưng ý khi ra trường, trước tiên cần xác định rõ bạn sẽ làm gì trong tương lai. Nên xem xét định hướng này càng sớm càng tốt, nhanh nhất là khi còn học phổ thông. Còn nếu đã bước chân vào đại học (cao đẳng), thì năm nhất, năm hai là thời điểm bạn nên xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Đầu tiên hãy liệt kê danh sách các công việc yêu thích, danh sách những việc tiềm năng rồi tìm mẫu số chung qua 2 bản danh sách này. Nhưng điều quan trọng là phải dựa vào ngành học và năng lực của bản thân. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra rất khó, bởi nếu nhắm mắt chọn đại, hoặc chọn theo “phong trào” sẽ khiến bạn bị lạc lối và khó tìm được công việc phù hợp.
2. Lên kế hoạch cho sự nghiệp
Khi đã xác định rõ công việc trong tương lai thì điều không thể bỏ qua là phải lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho quá trình thực hiện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ xác định được mình cần trang bị những kiến thức gì từ nhà trường và những kỹ năng, kinh nghiệm gì để có được công việc mong muốn. Qua đó, bạn sẽ kiểm soát được tiến trình dự án và điều chỉnh cho hợp lý.
Ngoài bạn bè trong lớp, hãy giao lưu với các sinh viên khoa khác, các anh chị khóa trên và kết bạn với họ. Rất nhiều người có được việc làm ổn định với mức lương cao nhờ sự giới thiệu của bạn bè.
3. Thu nạp kiến thức chuyên ngành
Nhiều sinh viên không mấy quan tâm đến vấn đề này khi đã bước chân vào môi trường đại học, bởi không phải chịu quá nhiều áp lực từ các bài kiểm tra và các kỳ thi gắt gao. Điều này khiến nhiều sinh viên dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút. Tuy nhiên, các con số trong bảng điểm góp phần không nhỏ vào việc “làm đẹp” hồ sơ cá nhân, giúp bạn tìm được một công việc tốt và mức lương cao sau này. Bởi chúng phản ảnh phần nào những kiến thức chuyên ngành mà bạn nắm được trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, tuy việc học có phần thoải mái nhưng đừng quá lơ là để kết quả học tập tuột dốc không phanh.
4. Xây dựng hồ sơ cá nhân “đẹp”
Các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến hồ sơ cá nhân (resume) của các ứng cử viên, họ tò mò muốn tìm hiểu bạn là người như thế nào, giỏi đến đâu và có phù hợp với tính chất công việc được giao hay không. Và ngược lại, hồ sơ cá nhân là yếu tố quan trọng quyết định bạn có vào được vòng phỏng vấn hay không. Do đó, trong quá trình học, bạn nên chú ý gia tăng bảng thành tích của mình càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên tránh nói dối và phóng đại quá mức về các thành tích của bản thân, biết đâu chính điều này lại khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng nếu lỡ bị lộ tẩy.
5. Nhiệt tình với các phong trào
Đừng quá chăm chú vào việc học mà bỏ quên các kỹ năng cần thiết khác rất bổ ích cho công việc sau này. Hơn nữa, đây có thể là hành trang giúp bạn vừng vàng trên con đường tìm kiếm sự nghiệp cho riêng mình. Các hoạt động của lớp, của trường sẽ giúp sinh viên năng động hơn và kết giao rộng rãi hơn với mọi người. Những buổi dã ngoại, làm công tác từ thiện là cách tốt để sinh viên tích lũy vốn sống cho mình. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng ngoài những kiến thức từ nhà trường.
6. Thiết lập các mối quan hệ
Mỗi sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm mong muốn khi ra trường, nếu thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với mọi người. Vì vậy, ngoài bạn bè trong lớp, hãy giao lưu với các sinh viên khoa khác, các anh chị khóa trên và kết bạn với họ. Rất nhiều người có được việc làm ổn định với mức lương cao nhờ sự giới thiệu của bạn bè. Giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề hoặc người có thể giúp bạn tìm được công việc mong muốn khi ra trường qua các hoạt động, phong trào đã tham gia.
7. Tích cực làm thêm
Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức tại trường, bạn nên tìm việc làm thêm để trau dồi các kỹ năng sống và hỗ trợ cho công việc sau này. Tất nhiên là ưu tiên những công việc liên quan đến chuyên ngành đang học. Nhưng nếu không tìm được việc làm mong muốn thì bạn có thể linh hoạt chọn những công việc khác. Dù là việc gì (miễn không phải là việc xấu) đều sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc. Thêm vào đó, bạn còn có thể tự trang trải các sinh hoạt phí cho mình mà không cần trợ giúp từ gia đình.
8. Thực tập
Hiện nay một số khoa tại nhiều trường đại học, cao đẳng không yêu cầu sinh viên sắp ra trường phải đi thực tập. Nhiều bạn mừng thầm vì không phải chịu cảnh “rót nước bưng trà” và cố lấy cho được bảng thành tích tốt để kết quả thực tập đạt điểm cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chương trình thực tập rất cần thiết và giúp ích cho sinh viên rất nhiều khi ra trường. Bạn sẽ có được những kinh nghiệm quý báu trong nghề và tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp với những người trong ngành. Do đó, nếu khoa không bắt buộc sinh viên phải đi thực tập thì bạn cũng nên “tự thân vận động” xin vào thực tập tại cơ quan nào đó với công việc yêu thích và phù hợp với kiến thức chuyên ngành.
9. “Hiểu” nhà tuyển dụng
Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vì vậy để có được việc làm ngay khi ra trường, bạn nên tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng và trang bị đầy đủ trước khi tốt nghiệp. Mỗi công việc và vị trí khác nhau đòi hỏi các kỹ năng khác nhau như ngoại ngữ hay trình độ vi tính… Nắm được điều này, bạn sẽ biết mình nên làm gì để có việc làm như mong muốn.
Bạn biết chưa?
Theo khảo sát gần đây của các trường đại học cho biết, gần 80% sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng với năng lực, mặc dù tốt nghiệp loại khá, giỏi với kiến thức chuyên ngành cao. Đây là một nghịch lý đáng lo ngại và được các bạn sinh viên quan tâm hàng đầu khi bước chân vào đại học.
Và theo một thống kê, có đến: 94% Sinh viên mới ra trường khi đi làm phải đào tạo lại. Trong đó, 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa…