4 loại bệnh thường gặp trên gà và cách phòng bệnh cho gà chọi

0
3209

Để gà chọi có sức khỏe tốt, người nuôi cần nắm được các kiến thức cần thiết về các loại bệnh dịch thường gặp trên gia cầm. Dưới đây là 4 loại bệnh và cách phòng bệnh cho gà chọi.

Việc chăm sóc để gà chọi có sức khỏe tốt đòi hỏi người nuôi gà phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Giống như nhiều loại vật nuôi khác, gà chọi cũng dễ mắc một số loại bệnh dịch. Trong bài viết này Lamsao.com sẽ giúp bạn đọc những thông tin về 4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi.

4 loại bệnh thường gặp trên gà và cách phòng bệnh cho gà chọi

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

1. Bệnh dịch tả (bệnh Newcastle)

– Nguyên nhân: Bệnh tả hay còn biết đến với tên bệnh Newcastle hay bệnh rù thường gặp ở gà, bồ câu, chim cút… gây ra bởi một loại virus là Paramyxovirus serotype.

Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa khi gà lành tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, tiếp xúc với phân của gà bị bệnh hoặc cũng có thể do chuột, gió thổi virus từ nơi khác và đặc biệt là lây lan do chim trời. Bệnh tả có thời gian ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày, cũng có thể là vài tuần ở điều kiện tự nhiên.

– Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh dịch tả:

Khi nhiễm bệnh gà sẽ có những triệu chứng như: xù lông, bỏ ăn, gục đầu, lờ đờ, khó thở, ho, suy sụp, phân lỏng màu xanh có thể lẫn máu, mặt sưng, mào tím tái… Ở giai đoạn sau gà bệnh sẽ có biểu hiện liệt chân, cánh, cổ còng đầu ngoẹo, quay vòng tròn, nếu là gà đẻ mắc bệnh thì lượng trứng giảm, đẻ nhiều trứng non, màu trắng nhợt. Khi nhiễm bệnh tả, gà có thể bị chết sau 3 đến 4 ngày.

– Cách phòng bệnh cho gà chọi: Bệnh dịch tả hiện chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy để không mắc bệnh thì các biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết.

+ Đối với gà thịt (gà trắng) dùng 2 lần vắc xin để phòng bệnh. Gà trống, gà chọi và gà đẻ trứng cần 5 đến 6 lần, gà thả vườn dùng 2 đến 3 lần.

+ Vệ sinh tiêu độc cũng là cách phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả, giúp ngăn ngừa nguồn lây nhiễm, ngăn các loại chim trời hoặc chuột có thể mang mầm bệnh.

+ Định kỳ vệ sinh chuồng trại, sử dụng các loại chế phẩm sát trùng như Antivirus-FMB hoặc Pividine.

2. Bệnh tụ huyết trùng và cách phòng bệnh cho gà chọi

– Nguyên nhân: Tụ huyết trùng là bệnh rất phổ biến trên gia cầm, bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida. Khi môi trường và thời tiết thay đổi sẽ khiến gà suy giảm sức đề kháng và đây cũng là điều kiện lý tưởng cho bệnh tụ huyết trùng. Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua vết thương ngoài da hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh.

– Triệu chứng của bệnh:

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể quá cấp tính hầu như không xuất hiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng, gà khỏe mạnh tự nhiên chết.

+ Ở giai đoạn cấp tính, gà có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, ỉa chảy, phân mùi thối, miệng có dịch nhày, mắt mũi miệng tím tái..

+ Thể mãn tính: Bệnh chuyển qua dạng mãn tính khi gà sống qua thể cấp tính hoặc nhiễm virus yếu hơn. Khi đó gà sẽ gặp triệu chứng như ủ rũ, khó thở, viêm kết mạc mắt, một số trường hợp gà bị ngoẹo cổ hoặc què…

– Cách lây lan: Vi khuẩn lây bệnh – Pasteurella multocida có ít nhất 16 tuýp và khác nhau về độc lực. Bệnh lây lan từ gà bệnh sang gà lành qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước uống, máng ăn…

– Điều trị: Nếu ở giai đoạn quá cấp tính thì không có biện pháp điều trị hiệu quả. Để điều trị trong ổ dịch bạn trộn vào thức ăn, nước uống Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone. Thường bạn sẽ phải duy trì việc điều trị trong khoảng 1 tuần.

– Cách phòng bệnh cho gà chọi:

Với bệnh tụ huyết trùng, tốt nhất bạn nên tiêm vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương. Ngoài ra việc vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ xảy ra các ổ dịch tụ huyết trùng. Sau khi bị dịch bạn phải để chuồng trống hoàn toàn, tiêu độc, vệ sinh, diệt chuột…

4 loại bệnh thường gặp trên gà và cách phòng bệnh cho gà chọi

Cần có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để phòng các loại dịch bệnh trên gà chọi

3. Bệnh hô hấp mãn tính

– Nguyên nhân: Hô hấp mãn tính cũng là một bệnh thường gặp ở gà, bệnh do virus Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua trứng. Vì vậy nếu gà mẹ bị bệnh có thể sẽ truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc bệnh cũng có thể lây lan khi gà lành tiếp xúc trực tiếp với gà đã nhiễm hoặc đang mang mầm bệnh…

– Cách phòng bệnh cho gà chọi:

Để gà không bị mắc bệnh thì cần có sức đề kháng tốt, khi nuôi gà bạn cần chọn lựa gà giống ở những nơi chăn nuôi tốt và tỷ lệ CRD thấp.

+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sử dụng thuộc sát trùng Vime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước) hoặc Vimekon (10gr pha với 2 lít nước).

+ Chú ý làm vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp trứng trước và sau mỗi lần ấp để giảm thiểu tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.

+ Trước khi nhập đàn thì gà cần phải có thời gian cách ly, thường là 21 ngày.

+ Sử dụng một số loại kháng sinh để trộn vào nước uống, thức ăn cho gà. Bạn có thể dùng 1 trong những loại thuốc: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.

+ Sử dụng Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD… để chống bệnh và tăng sức đề kháng cho gà.

– Điều trị: Khi gà bị bệnh hô hấp mãn tính bạn có thể dùng kháng sinh nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha vào nước uống cùng với vitamin và điện giải.

4. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

– Nguyên nhân: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gà do virus họ Coronaviridae gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh, hít thở không khí chứa mầm bệnh hoặc do người, chó, chuột là trung gian truyền bệnh. Bệnh viêm phế quản có thể xuất hiện trên gà ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nặng nhất với gà con.

– Triệu chứng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm:

+ Ủ bệnh trong thời gian từ 18 đến 36 giờ.

+ Gà có biểu hiện khò khè, hắt hơi, kém ăn, lông cánh xơ xác. Gà con

– Cách phòng bệnh:

+ Hiện loại bệnh này chưa có thuốc trị đặc hiệu, vì vậy việc phòng bệnh cho gà chọi là điều quan trọng nhất. Bạn có thể sử dụng loại vắc xin Biral H120…

+ Cần cách ly những con gà đã bị bệnh để tránh lây lan.

+ Sử dụng 1 trong 2 loại chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine để vệ sinh và sát trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chuồng trại.

+ Bổ sung vào nước uống của gà Amilyte liều lượng1g/2 lít nước uống hoặc ADE Solution liều lượng 2g/1-2 lít nước để gà tăng sức đề kháng.

Trên đây là 4 loại bệnh thường gặp trên gà và cách phòng bệnh cho gà chọi. Hy vọng với những kinh nghiệm phòng và chăm sóc gà đã được giới thiệu trên Lamsao.com, bạn sẽ có được những chú gà chọi khỏe mạnh như ý. Chúc bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây