#10 công dụng của Cây Tầm Gửi trong chữa bệnh

0
3327

Cây tầm gửi thường sống nhờ trên thân cây khác nhưng lại là một vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Trên thế giới có hơn 1200 loài, tùy thuộc vào đặc tính của cây chủ mà mang nhiều đặc điểm và công dụng cũng phong phú, đa dạng hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của loại cây này.

Cây tầm gửi là gì

Có tên khoa học là Loranthaceae, tên tiếng Anh là Misteltoe, tiếng Hi lạp là Phoradendron, có nghĩa là kẻ trộm trên cây. Là loại cây sống bám ký sinh trên thân cây chủ, hấp thu dưỡng chất từ cây chủ để lớn lên.

#10 công dụng của Cây Tầm Gửi trong chữa bệnh

Tầm gửi sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau, như: cây bưởi, cây gạo, cây khế,… Vì vậy mà tùy thuộc vào mỗi cây chủ mà nó có đặc điểm và vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của loài cây này đều là loài cây thân leo hoặc cây thân gỗ nhỏ.

Tầm gửi có phần rễ bám chặt trên thân cây chủ. Thực chất phần rễ này giúp cây bám trụ và hấp thụ dinh dưỡng để trưởng thành. Cành của tầm gửi rất giòn, thương chia thành các đốt hoặc dây trơn. Lá tầm gửi dài, mọc đối xứng với nhau hoặc chụm thàng 3 lá với các phiến lá hình mác hoặc oval. Hoa của tầm gửi có màu trắng. Nó có thể hao lưỡng tính hoặc hoa đơn mọc ở kẽ lá.

Phân bố cây tầm gửi

Tầm gửi phần bố rộng khắp các địa phương. Nó chủ yếu sống ký sinh vào một số cây như cây dâu tằm, cây na, cây gạo, cây bưởi, cây đa,. Tuy nhiên hiệ n này nó rấ khó để tìm thấy trên các loại thân cây này. Bởi đất trồng ngày bị giảm. Hoặc người dân trồng để thu hoạch quả, họ sẽ loại bỏ tất cả những cây sống ký sinh để không ảnh hướng đến năng xuất cây trồng.

#10 công dụng của Cây Tầm Gửi trong chữa bệnh

Tác dụng của một số loại cây tầm gửi

Tầm gửi trên cây dâu (tầm gửi dâu tằm)

Tầm gửi dâu tắm trong đông y được gọi là tang ký sinh. Loại thuốc này có vị đắng, tính bình, vào kinh can, thận.

1. Điều trị đau nhức thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên: Lấy 18g tang ký sinh, 9g độc hoạt, 9g tần cửu, 9g phòng phong, 9g bạch thược, 9g đương quy, 9g đỗ trọng, 3g tế tân, 15g sinh địa, 12g đảng sâm, 12g phục linh, 1,5g nhục quế, 6g cam thảo.  Tất cả sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn.

2. Trị bệnh tăng huyết áp, tim hồi hộp: Cho 32g tang ký sinh sao vàng, 32g thảo thuyết minh, 12g thiên ma, 12g chi tử, 12g hoàng cầm, 12g đỗ trọng, 20g dây hà thủ ô đỏ, 20g bạch linh, 16g ích mẫu và 16g ngưu tất. Tất cả đun sôi lấy nước uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn, uống trong 1 tháng.

3. Trừ phong thấp, đau lưng mỏi gối: Dùng tang ký sinh sấy khô cùng với sao vàng đun sôi lấy nước uống. Hoặc ngâm rượu, dùng rượu xoa bóp lên vùng đau. Với bài thuốc này nên dùng thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất

Tầm gửi trên cây gạo

Loại tầm gửi này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp, gan nóng. Ngoài ra nó còn bổ trợ cho gan yếu, làm tăng khả năng thải độc cho gan. Dịch chứa trong loại cây này có hợp chất catechin. Loại chấ này có tác dụng ngăn cản sự hình thánh và phát triển sỏi thận, hỗ trợ điều tị viêm đường tiết niệu.

Tầm gửi trên cây dẻ

Tầm gửi trên cây dẻ có tác dụng chữa cảm sốt, đau dạ dày. Nước sắc của loại tầm gửi này dùng để chữa các bệnh ngoài da hay dị ứng.

Tầm gửi trên cây chanh

Tầm gửi mọc trên cây chanh điều trị được chứng ho như ho khan, ho có đờm, ho gió. Có thể kết hợp thêm trần bì, xạ can, mạch môn hoặc tang bạch bì… Sắc lấy nước uống trong ngày.

Tầm gửi cây na, cây mít

Loại tầm gửi này chữa các bệnh sốt rét hoặc chứng lúc sốt lúc rét không ổn định. Nếu phối hợp thêm với sài hồ, hoàng cầm, thảo quả hoặc bình lang dưới dạng nước sắc thuốc.

#10 công dụng của Cây Tầm Gửi trong chữa bệnh

Tầm gửi trên cây cúc tần

Hạt của cây tầm gửi này chính là vị thuốc thỏ ty tử. Lấy 8g thỏ ty tử, 16g thục địa, 12g đỗ trọng, 12g lục giác giao, 10g kỷ tử, 10g nhục quế, 8g sơn thù du, 8g phụ tử chế, 8g đương quy. Sắc nước uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

Tầm gửi trên cây dẻ

Tác dụng của tầm gửi trên cây dẻ có thể điều trị thấp khớp, viêm họng. Ngoài ra nó còn chữa được các bệnh ngoài da hay dị ứng.

Tầm gửi trên cây xoan

Nếu bạn đang bị các bệnh về đường ruột, kiết lỵ hay táo bón. Thì bạn nên dùng loại tầm gửi kí sinh trên cây xoan.

Tầm gửi trên cây bưởi

Loại tầm gửi này khi sắc lấy nước uống có thể hỗ trợ chữa bệnh khớp. Ngoài ra nó còn chữa chứng ăn uống khó tiêu gây đầy bụng, trướng bụng.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Ngoài các tác dụng trên tầm gửi trên cây tầm gửi còn có tác dụng đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp an thai, lợi sữa. Và tang ký sinh phối hợp cùng với củ cây gai, cành tía tô, ngải diệp giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Đức Charite ở Đức đã nghiên cứu ra chiết xuất tử một loài tầm gửi có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan c và có khả năng lọc sạch các tế bào bị bệnh, hồi phục chức năng gan cho người bệnh.

Lưu ý khi dùng tầm gửi

Dựa trên một câu chuyện huyền thoại nước ngoài, cây tầm gửi là biểu tượng mãi mãi trong tình yêu, họ quan niệm rằng nếu 2 người hôn nhau dưới cây tầm gửi sẽ có cái kết hạnh phúc viên mãn.

Tuy có những công dụng chữa bệnh nhất định nhưng không phải loại tầm gửi nào cũng có thể dùng để làm thuốc, nên tránh những tầm gửi trên cây trúc đào, thông thiên,… do có chứa độc tính gây hại cho sức khỏe.

Như vậy có thể thấy cây tầm gửi là một vị thuốc quý. Nhưng với mỗi loại tầm gửi ký sinh trên thân chủ khác nhau lại có tác dụng khác nhau. Các bạn nên xem xét kỹ lượng trước khi sử dụng để tránh dùng sai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây