Yêu cầu tư vấn:
Thưa luật sư nếu như bên gây tai nạn đã uống rượu bia mà va chạm với người thân của tôi và giờ
người thân tôi đã mất,như vậy bên gây tai nạn có phải ở tù không và ở bao lâu.nếu như đã thoả thuận đôi bên đễ đưa em tôi về thì có phải bắt buộc khám tử thi hay không vì chúng tôi không muốn khám tử thi. Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng về gửi yêu cầu tư vấn về Công ty Luật EVER. Trong trường hợp của bạn, Chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Theo Điều 14, Bộ Luật Hình Sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định:
“Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, người uống rượu bia khi phạm tội sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và
không được xét miễn hay giảm án. Bởi, uống rượu bia là người đó tự làm hạn chế năng
lực hành vi của mình, chứ không phải do rượu bia làm người đó phạm tội.
Theo điểm 4, mục I, Nghị Định số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/ 2003, quy định:
” Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự
4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
a. Làm chết một người;”
Theo quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2, Điều 202, Bộ Luật Hình sự 2009, quy định:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm:
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;”
Như vậy, trong trường hợp này người gây tai nạn cho người thân của bạn sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 32, Bộ luật dân sự 2005:
“Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.”
Như vậy, có 3 trường hợp cần phải khám nghiệm tử thi. Trong trường hợp được quy định tại
điểm c, điều luật này thì kể cả khi gia đình bạn không muốn hoặc không có
yêu cầu khám nghiệm tử thi nhưng việc khám nghiệm tử thi là cấp thiết và quan trọng, có liên quan đến việc tố tụng thì cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định tại Điều 151, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Trân Trọng!