Khế chua – Vừa là quả ăn vừa là vị thuốc dân giã

0
3046

Quả khế là một loại quả rất đỗi quen thuộc với người dân Việt, vị chua thanh mát và khả năng làm mềm thức ăn nên khế được dùng nhiều trong các món ăn dân giã hàng ngày. Và không phải ai cũng biết ngoài quả, mỗi bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,… còn là một vị thuốc dân gian chữa bệnh trong đông y. Sau đây, hãy cùng Backhoa.net tìm hiểu rõ hơn về những công dụng từ loại cây này.

Khế là cây gì?

Còn có tên gọi khác là Khế cơm, Khế chua, Khế ta, Ngũ lãng tử,… Tên khoa học là Averrhoa carambola L., thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).

Khế chua – Vừa là quả ăn vừa là vị thuốc dân giã

Cây khế là loại cây thân gỗ to, cao khoảng 3-7m, phân nhiều cành thấp. Gỗ cây rất giòn và dễ gãy. Rễ cây hình trụ, ăn sâu và lan rộng trong lòng đất. Lá cây mềm, dài khoảng 50cm, có màu xanh lục, lá kép có 5-11 lá chét, có 1 lá mọc ở đỉnh và bên dưới lá mọc đối diện.

Hoa nhỏ mọc thành chùm, có màu tím, mọc ở nách lá. Quả khế có dạng hình trứng, dài 5-15cm, chai thành 5 múi, mặt cắt ngang giống hình ngôi sao. Da quả mịn, thịt quả mọng nước có màu xanh khi non và màu vàng bóng khi chín. Hạt khế hơi dẹt, có màu nâu nhạt, dài khoảng 0,5-1,3 cm.

Có 2 giống khế là khế ngọt và khế chua. Khế chua thì có múi nhỏ, còn khế ngọt có múi to và mọng nước hơn.

Phân bố và thu hái quả khế

Có nguồn gốc từ Sri Lanka. Sau được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Ghana, Brasil,… Ở Việt nam, khế được trồng phổ biến ở khắp cả nước.

Tùy vào mục đích sử dụng mà thu hoạch quả khế khi chín hoặc dùng khi còn xanh. Bộ phận sử dụng: hoa, lá, quả.

Thành phần hóa học của quả khế

Trong một múi khế có chứa 92% nước, glucid 3,1%, cenlulose 2,6%, protid 0,6%, axit oxalic 1%, cùng các khoáng chất như canxi,sắt, magie, natri, kali,…và các vitamin như vitamin A, B1, B2, vitamin C. Thành phần beta caroten còn có khả năng chuyển hóa thành vitamin A tốt cho thị lực của mắt.

Khế chua – Vừa là quả ăn vừa là vị thuốc dân giã

Mỗi quả khế chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ, chất oxy hóa và flavonoids sẽ là loại quả lý tưởng cho việc giảm cân và làm đẹp da. Trong đông y, khế có vị chua chát, tính bình, có tác dụng khử phong, thanh nhiệt, làm lành vết thương, kháng viêm, lợi tiểu.

Tác dụng của quả khế

1. Tóc bạc sớm

Lấy 150g quả khế chua ép lấy nước trộn với 200ml nước dừa tươi, thêm vào một chút mật ong, ngày uống 2 lần.

2. Chống táo bón, trĩ

Bổ sung quả khế vào thưc đơn bữa ăn, do có nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, ngừa táo bón.

3. Chữa chứng kho khan, ho có đờm

Lấy 8-10g hoa khế sao với nước gừng, 12g cam thảo nam, 10g tía tô, 10g kinh giới, cho tất cả sắc với 750ml nước. Sắc kỹ còn 300ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

4. Chữa viêm họng cấp

Dùng 80-100g lá quả khế tươi, giã nát cùng với một chút muối, vắt nước cốt uống hoặc ngậm nuốt dần dần. Chia thành 2-3 lần trong ngày, liệu trình 3-5 ngày.

5. Chữa bệnh chàm

Lấy quả khế ép lấy nước, chấm trực tiếp lên vết chàm và những vùng da bị ảnh hưởng.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Lấy quả khế cắt thành miếng đun sôi với 1 bát nước ở lửa nhỏ, đến khi còn nửa bát chia uống 2 lần trong ngày.

7. Điều trị bệnh thủy đậu và sởi ở trẻ em

Dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương. Hoặc dùng lá và vó cây khế sắc lấy nước uống để sởi mọc nhanh hơn, sau khi sởi hết thì lấy lá và vỏ nấu nước tắm để sởi không tái lại.

8. Chữa cảm nắng

Lấy 100g lá khế tươi, 40g lá chanh,rửa sạch, sắc lấy nước uống còn bã thì lấy đắp vào gam bàn chân.

9. Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Lấy lá khế giã nát đắp vào nốt mẩn ngứa, kết hợp với uống nước sắc từu vỏ núc nắc.

10. Chữa viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu

Lấy 1 nắm lá khế sắc lấy nước rồi rửa, sẽ làm ức chế vi khuẩn Gram+ gây viêm, nhưng đối với Gram âm và nấm candida lại không có tác dụng.

Khế chua – Vừa là quả ăn vừa là vị thuốc dân giã

11. Trị cảm cúm

Lấy 3 quả khế chua nướng chín, vắt lấy nước cốt hào vào 50ml rượu trắng, chia uống 2 lần trong ngày, uống liên tục như vậy trong 3 ngày. Lưu ý, không dùng khi ăn quá no hay quá đói.

12. Chữa lở loét, mề đay

Dùng trực tiếp lá khế tươi giã nát, lấy nước cốt đắp lên vết thương. Hoặc đun lấy nước uống với khoảng 20g lá khế tươi, kết hợp với lá thanh hao, lá long não nấu lên làm nước tắm.

13. Phòng chống sốt xuất huyết

Lấy 16g lá khế, 12g lá tre, 12g lá dâu, 12g sắn dây, 12g sinh địa và 12g mã đề, cho tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.

14. Trẻ em bị sốt cao lên cơn co giật

Lấy 8g hoa khế, 8g lá nhọ nồi, 8g hoa kim ngân, 8g lá dành dành, 4g bạc hà, 4g cam thảo, tất cả cho sao khô rồi tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước đun sôi để nguội.Hoặc có thể dùng lá khế tươi giã nát lọc lấy nước cho trẻ uống còn bã lá thì buộc vào cổ tay.

15. Chữa ngộ độc nấm

Lấy 20g lá khế tươi, 20g lá hoặc quả đậu ván đỏ, 10g lá lốt, đem tất cả giã nát, đun sôi với 200ml nước. Sau đó, lọc bỏ bã lấy nước uống. Nếu khó uống có thể thêm đường.

16. Đau tức bàng quan, bí tiểu, đái dắt, đái buốt

Lấy 7 quả khế chua, chỉ cắt lấy 1/3 phía cuống, cho vào đun với 600ml nước , sắc còn 1 nửa bát, uống khi còn ấm. Đồng thời lấy 1 quả khế giã nát cùng 1 củ tỏi đắp vào rốn.

17. Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh

Lấy 20g quả khế, 30g vỏ cây hồng bì,20g rễ cây quả giun, đem tất cả sắc uống thay nước để phòng hậu sản.

18. Giải độc rượu bia

Lấy quả khế chế biến thành nươc ép để uống, axit hữu cơ trong khế sẽ nhanh chóng tác động đến dạ dày, giúp thải rượu vừa uống ra khỏi cơ thể nhanh hơn bình thường.

19. Chữa cảm sốt, nhức đầu

Lấy 100g lá khế tươi và 20-40g lá chanh tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước chia uống 2 lần trước bữa ăn trong ngày. Hoặc dùng 100g lá khế tươi sao vàng, đun với 750ml nước, sắc kỹ còn 300ml, chia uống 2 lần trước bữa ăn.

20. Chữa nước ăn chân

Lấy 1-2 quả khế chín vùi trong tro bếp, để vừa ấm rồi áp trực tiếp lên vết đau.

21. Lợi sữa

Hạt khế giã nát sắc lấy nước uống giúp về sữa cho mẹ đẻ.

22. Thanh nhiệt, giải độc

Uống nước lá khế sắc hoặc nước khế ép, vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa lợi tiểu.

23. Khớp xương đau nhức

Lấy 150g rễ cây khế ngâm vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong vòng 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 1 chén con.

Lưu ý khi ăn khế

  • Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế vì axit oxalic trong khế sẽ cản trở việc hấp thụ canxi cho sự phát triển của cơ thể.
  • Axit oxalic trong khế sẽ tích tụ ở những quả thận yếu, gây ra sỏi thận, vì vậy những người bị bệnh thận như suy thận, sỏi thận,… không nên ăn khế.
  • Khế còn được chế biến trong các món ăn, như canh chua cá, món xào,….Trong dân gian, khi bị hóc xương cá thì dùng 2-3 lá khế nhai sơ rồi nuốt.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy nên tham khảo ý kiến và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Khế chua – Vừa là quả ăn vừa là vị thuốc dân giã

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây