Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

0
3060

Tuy nhiên dừa cạn có rất nhiều các tác dụng tuyệt vời như điều trị ung thư, trị tăng huyết áp, mất ngủ, trĩ… Hôm nay chúng tối sẽ giới thiệu đến cho các bạn đọc toàn bộ thông tin về cây dừa cạn và tác dụng của nó.

Cây dừa cạn là một loại cây khá lạ lẫm đối với người dân phía Bắc. Còn đại đa số mọi người biết đến cây dừa cạn như một loại hoa trang trí và làm đẹp cho vườn cây gia đình.

Đặc điểm của cây dừa cạn

Cây dừa cạn còn được gọi là cây dương giác, bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân.

Tên khoa học của cây: Catharanthus roseus (L) G Don, Vinca rosea L, Lochnera rosea Reich.

Thuộc họ trúc đào APocynanceae.

Tên Catharanthus là vì chữ kartharos là tinh khiết, anthos là hoa do hoa này đẹp tuyệt vời.

Tên lochnea được đặt tên bởi nhà thức vật học Lochner.

Hình dạng cây:

Cây nhỏ chỉ cao khoảng 0.4m đến 0.8m, bộ rễ rất phát triển có thân gỗ ở đoạn gốc, phía bên trên thì mềm.Cây thường được mọc thành cụm dầy, có các cành đứng.

Lá cây thuôn dài, đầu lá hơi nhọn được mọc đối nhau, dài khoảng 3cm đến 8 cm, rộng khoảng 1cm đến 2,5cm, phía cuống là hẹp nhọn.

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Hoa có màu hồng hoặc trắng, có mùi rất thơm, được mọc riêng lẻ ở các kẽ lá trên và mọc thẳng đứng. Quả dài khoảng 2 cm đến 4cm, rộng khoảng 2 mm dến 3mm, gồm có 2 đại. Chúng được mọc thẳng đứng, hoặc hơi ngả sang 2 bên một chút.

Trên vỏ có vạch dọc, trong quả có chứa 12 đến 20 hạt nhỏ đầu hơi tù. Hạt nhỏ bên trong thì có hình trứng, màu nâu nhạt, mặt hạt có đường chạy dọc, và cá hột nổi. Cây được ra hoa quanh năm.

Phân bố, thu hái và chế biến dừa cạn

Cây được mọc như loài cây hoang dại, được sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Braxin, châu Úc, châu Phi, Philippin, indonexya và Ấn Độ.

Cây được mọc ở các vùng nóng thì quanh năm, còn các vùng lạnh chỉ được trồng vào các mùa ấm. Cây không chịu được lạnh.

Tại Việt Nam gặp nhiều ở các tỉnh biển, ở mọi nơi thì đều trồng được. Trước đây thì cây thường được dùng để làm cảnh, trang trí. Tuy nhiên gần đây cây được lấy cả lá, và rễ để chế thuốc.

Thành phần hóa học của dừa cạn

Thành phần của dừa cạn bao gồm các chất sau: Anthocyanic từ lá dừa cạn hoa đỏ và thân lá, Axit pyrocatechic và sắc tố flavonic. Không những thế từ là của cây có thể chiết xuất được chất axit ursolic, từ rễ cây chiết được chất cholin.

Ngoài ra Battersby và một số các nhà đồng hành chiết được cất vincosid, một loại chất glucoalcaoit là cơ sở đầu tiên để tổng hợp được ancaloit.

Sau này người ta đã nghiên cứu và khẳng định rằng dừa cạn chứa hoạt chất ancaloit có nhân indol trong các thành phần của cây. Đặc biệt là các bộ phận như rễ và lá là chứa nhiều nhất.

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Tùy theo địa phương, cách thu hái mà các hàm lượng của ancaloit cũng khác nhau, chúng thay đổi từ 0.2% đến 1%. Và cũng có thể có các giống có hàm lượng phần trăm cao hơn.

Ancaloit được xác định có mặt trong dừa cạn được bắt đầu vào năm 1950 sau đó chúng được nghiên cứu kỹ càng hơn và được chia làm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:

Tách các Ancaloit có tinh thể. Moyse và Paris đã chiết được chất vincein năm 1953, sau này được gọi là chatterjee, năm 155 đặt tên là vincaine. Tuy nhiên vincein và vincaine đều là chất d-yohimbin hoặc ajmalicine đã được phát hiện có trong ba gạc.

Giai đoạn 2:

Được ghi nhận bằng việc tách được các tế bào ancoloit dimmer có chức năng phân bào ( mitoclasique). Nhiều nhà khoa học Canada bao gồm Cutts, Beer và Noble đã nghiên cứu tìm cách chiết riêng thành phần có tác dung đối với bệnh tiểu đường. Vì loài cây này theo y học cổ xưa là có khả năng chữa bệnh tiểu đường.

Và thật bất ngờ đã tìm được một ancaloit có tinh thể vincaleucoblastin có tác dụng giảm bạch cầu trong các thí nghiệm đối với chuột. Và sau đó đã phát hiện và tách được ra nhất nhiều chất khác nhau được chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm ancaloit dimer đây là loại không đối xứng và gần như là loại mang tính đặc thù của dừa cạn. Nhóm ancaloit monomer có nhân indolinic hay indol, chúng có chủ yếu trong lá cây.

  • Đặc biệt là vincaleucoblastin (vaimblastin) được viết tắt là V . L . B có cấu trúc hoác học bao gồm: C46H58N4O9 với 2 nhóm là OCH3 và COOCH3. 2 nhóm OH được cấu tạo bởi 1 phân tử cathanran thin và 1 phân tử vindolin.
  • Tương tự với các loại trên còn có các ancaloit như sau:
  • Leurocristin ( Vincristin) năm 1961 rất gần với V . L . B với 1 nhóm N- formyl thay thế có N – metyl.
  • Leurosin ( vindoleurosin) đồng phân của vincaleucoblastin
  • Leurosidin leurosivin, rovidin

Những ancoloit trong nhóm này có vai trò rất quan trọng ( quan trọng nhất) vì chúng có chứa chất để trị, phòng ngừa u.

Tuy nhiên hàm lượng ancaloit ấy chứa rất ít trong tổng số ancaloit của dừa cạn ( khoảng 0.01%) và việc tách các chất ra rất vất vả và khó khăn, tốn kém.

Phải khoảng 500 kg dừa cạn mới chiết được 1 gam leucoristin, loại ancaloit này chứa trong lá nhiều hơn là hạt và rễ thì không chứa loại này.

Tác dụng của cây dừa cạn

Theo các kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng thì rễ cây dừa cạn có rất nhiều tác dụng như tẩy giun, chữa sốt. Lá và thân có tác dụng làm căng da, lọc máu, dùng để chữa một số bệnh ngoài da và đặc biệt là chữa bệnh đái tháo đường.

1. Bệnh đái tháo đường

Theo kết quả ghi nhận đã có trường hợp điều trị tại châu Phi, châu Úc, Ấn Độ, tuy nhiên chỉ là thực tiễn và chưa được khoa học chứng minh. Những thí nghiệm các ứng dụng của dừa cạn trên chuột và thỏ chưa có kết luận thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên những thí nghiệm trên chuột đã giúp cho các nhà khoa học ở Canada tìm ra tác dụng giảm bạch cầu của các thành phần được tách từ dừa cạn, do đó phát hiện ra chất vincaleicoblanstin, và một số ancaloit có tác dụng điều trị khối u như leurosidin, leurocristin và leurosin.

2. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tẩy giun mạnh mẽ

Thành phần vindolidin, vindolinin và catharanthin có tác dụng giúp lợi tiểu tuy nhiên ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Tác thí nghiệm được áp dụng trên người bệnh vào những năm 1960 tai Pháp và Mỹ và một số nước khá nhưng có rất nhiều các ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên do chưa có loại thuốc nào có tính năng phù hợp nên nhu cầu sử dụng của dừa cạn vẫn còn nhiều, cũng nhờ việc điều trị chống khối u nên dừa cạn được chú ý đến các ancaloit toàn phần, và đa số  trong đó đều có hàm lượng vicaleucobalastin.

3. Trên thế giới đã có thuốc bán vicaleucobalastin

Dưới dạng muối sulfat.Dung dịch nước không bền vững 0.1% được sử dụng đựng trong ống tiêm khá kín (10ml trên một ống) và phải được bảo quản trong tủ lạnh. Được dùng để tiêm chống bệnh Hodgkin và liều lượng từ 0.1 đến 0.15 mg/kg trọng lượng.

Khi dùng thuốc này cần phải theo dõi lượng bạch cầu trong cơ thể, Thuốc  được dùng cả được cho trẻ nhỏ.

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

4. Thứ 2 là loại leucoristine ( vincristin)

Cũng được sử dụng dưới dạng muối sulfat. Cách dùng được tiêm vào mạch máu và liều lượng từ 0.03 mg đến 0.1 mg đối với các bệnh về máu, và bệnh bạch huyết leucemie lymphoblastique.

5. Ở Việt Nam  dân gian thường dùng thuốc sắc để điều trị tiểu đường, chữa huyết áp, lơi tiểu

Cách dùng ngày từ 10-16 gam.

6. Trị bệnh trĩ

Cây dừa cận có tác dụng trị các bệnh chảy máu tươi, tiết dịch, búi trí sưng đau và trĩ khá hiệu quả tại thời điểm hiện nay.

Dùng lá và hoa dừa cạn, lá cây thầu dầu tía, 2 lượng vừa đủ bằng nhau. Rửa sạch giã nát để đắp vào vùng trĩ.

Ngoài ra cũng có một bài thuốc như sau:  dừa cạn  20 g, trần bì 10gam, sài hồ 10g, đương quy 12g, phòng sâm 16gam, cỏ mực 20 g, thăng ma 10 g, hoàng kỳ 12 g, bạch truật 16 g, cam thảo 12 g. Sắc lên để uống, liều lượng 3 lần / ngày, dùng liên tục 10 ngày rồi nghỉ 3-4 ngày rồi tiếp tục uống.

7. Trị u xơ tuyến tiền liệt

Dừa cạn, xuyên sơn, chè khô, huyền sâm mỗi loại khoảng 12 gam, đinh lăng mỗi thứ 16g, 10g bối mẫu, 5g hoàng trinh nữ, cát căn. Các loại này sắc lên để uống trong ngày.

8. Trị bệnh rong kinh của phụ nữ

Dừa cạn ( khoảng 20-30 gam) sao vàng lên bao gồm cả cây, hoa và rễ. Sắc lấy nước uống liên tục, uống nhiều ngày cho đến khi đỡ.

9. Ung thư máu, viêm đại tràng

Thân dừa cạn khoảng 15 gam đến 20 gam, đem sao vàng rồi  sắc với nước uống trong ngày. Liều lượng 2 đến 3 lần trên ngày.

10. Mất ngủ

Thân và là dừa khô đã sao vàng khoảng 20 gam, 12 gam hạt muồng sao đen và lá vông nem. Sắc với nước rồi uống trước khi đi ngủ.

11. Phụ nữ bị bế kinh

Dừa cạn phơi khô khoảng 16 gam, hồng hoa 10 gam, hương phụ 12 gam, nga truật 12 gam, chỉ xác 8 gam, huyết đắng 16 gam, trạch lan 16gam. Đem sắc tất cả rồi uống uống ngày 1 thang, uống 3 lần trên ngày.

12. Trị mỏi, đau nhức xương khớp

Lá dừa cạn và lá hoa hòe 1 lượng vừa đủ bằng nhau. Đem rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vùng bị mỏi, đau nhức.

13. Trị tăng huyết áp

Thân dừa cạn 20 gam đem sao khô và thêm 20 gam lá dâu. Sắc lên uống, uống từ 2 đén 3 lần mỗi ngày.

14. Trị bỏng nhẹ

Lá dừa cạn rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị bỏng, chú có tác dụng làm mát, giảm đau vùng bỏng. Đắp liền 2 đến 3 ngày, chú ý chỉ dùng đối với các vết thương ko bị rách.

Hình ảnh cây dừa cạn rực rỡ

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng

Trên đây là những chia sẻ của Backhoa.net về cây dừa cạn. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc nâng cao kiến thức. Tuy nhiên để điều trị bệnh nên tuyệt đối nghe lời của bác sĩ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây