Cách ủ và hãm lá vối tươi chuẩn vị bà nội dậy

0
3111

Tuy nhiên, lá vối tươi nếu dùng hãm nước ngay sẽ có mùi ngái, những người uống không quen hoặc lần đầu sẽ khó chịu. Vì vậy, thông qua cách ủ lá vối sẽ giúp tăng hương vị thơm ngon, loại bỏ được mùi ngái khó chịu đó của nước trà.

Nước lá vối uống vào mùa hè vừa thanh nhiệt, giải khát, lại vừa phòng chống được nhiều chứng bệnh khá hiệu quả. Nước này được bán nhiều ở các quán nước ven phố, nhưng nhiều người vẫn lo sợ về chất lượng, vệ sinh nên muốn tìm hiểu cách hãm lá vối tươi tại nhà.

Cách ủ lá vối tươi theo mẹo dân gian

Ủ lá vối có 2 cách cơ bản, tùy vào điều kiện và sở thích để chọn cách nào cho phù hợp. Chẳng hạn như bạn sống ở thành phố có thể làm cách thứ nhất, ở nông thôn làm cách thứ hai:

Cách ủ lá vối bằng nước

Sau khi mua được lá vối tươi về rửa thật sạch, cắt đôi hoặc ba lá, cho vào nước ngâm 3 ngày, 24 tiếng thay nước 1 lần. Hết 3 ngày vớt ra rửa lại cho sạch rồi mang phơi khô. Cất vào túi nilong bảo quản dùng dần.

Cách này có thể giúp bảo quản lá vối cả năm, mỗi lần dùng chỉ cần lấy ra một ít là được. Lưu ý không nên lấy lá lúc tay ướt vì làm ảnh hưởng tới số lá chưa dùng.

Cách ủ lá vối bằng rơm hoặc lá chuối

Lá vối tươi rửa sạch, để ráo nước, kiếm 1 cái chum, vại sành hoặc thùng, lót rơm hoặc lá chuối khô vào đáy. Cho cả lá và nụ vối vào chum, phủ lên lớp rơm rạ dày (nếu dùng lá chuối lót thì dùng lá chuối phủ).

Di chuyển chum đến nơi thoáng mát, lật úp chum xuống, để khoảng 2-3 ngày, kiểm tra thấy nụ và lá vối chuyển sang màu đen đều là được. Lúc này lấy ra phơi khô rồi cất bảo quản.

Việc sử dụng chum, vại để ủ là để giúp giữ nhiệt và ẩm cho lá vối. Quá trình ủ giúp lá vối phá hủy được chất diệp lục và nhựa chính là nguyên nhân gây ra mùi ngái.

Ở vùng quê, người ta còn cất lá vối lên gác bếp giúp tránh ẩm mốc và vi khuẩn, bởi đó là chỗ khô ráo và có nhiều bồ hóng nên giữ lá vối được lâu hơn.

Cách hãm lá vối tươi và khô chuẩn bà nội làm

Xưa thường thấy chính tay bà nội hãm lá trà xanh hoặc lá vối cho ông nội. Mà ông cũng chỉ thích tay bà hãm, sao mà thơm ngon đậm đà. Nhớ lại các bước bà làm, hôm nay sẽ chia sẻ lại cho bạn đọc:

Cách hãm lá và nụ vối khô

Chuẩn bị:

20g lá hoặc nụ vối khô, 1 ấm tích, giỏ ủ ấm và nước sôi già.

Cách ủ:

Bước 1: Lá và nụ vối khô mang rửa sạch bụi bẩn, vắt ráo nước.

Bước 2: Ấm tích rửa sạch rồi tráng qua 1 lượt nước ấm. Cách ngày giúp ấm giữ nhiệt tốt hơn, bà nội dặn chớ có bỏ qua bước này.

Bước 3: Cho lá và nụ vối vào ấm, giót từ trừ nước sôi vào, khi thấy nước ấp mặt lá thì dừng lại, lắc qua lắc lại ấm vài lần rồi chắt bỏ nước đó đi. Mục đích là loại bỏ nước đầu có vị chát.

Bước 4: Giót nước sôi vào ấm cho gần đầy, đậy kín nắp, cho vào giỏ ủ ấm. Khoảng 10-20 phút là có thể giót ra uống, giót đầy chén lại cất ấm vào giỏ, lần sau uống tiếp.

Cách nấu nước lá và nụ vối khô

Chuẩn bị:

30g lá hoặc nụ vối khô, 10g cam thảo, 1 nồi nấu nước, 1 ấm tích và 1 giỏ ủ ấm.

Cách nấu:

Bước 1: Lá hoặc nụ vối, cam thảo mang rửa sạch bụi bẩn.

Bước 2: Cho lá hoặc nụ vối vào nồi 1,5l nước đun đến khi sôi thì cho cam thảo vào, hạ thật nhỏ lửa đun thêm 10 phút.

Bước 3: Chắt nước cho vào ấm tích, cất vào giỏ ủ. Mỗi lần uống giót ra chén là được.

Cách hãm và ủ lá vối tươi

Bà nội có dặn rằng lá vối tươi hãm hay nấu cũng tương tự như 2 cách trên, nhưng không dùng cam thảo, với hãm thì nên vò nát, cắt nhỏ lá ra để chất từ lá nhanh tan ra nước, còn nấu thì không cần vò để nguyên lá đun sôi là được.

Cách nấu nước lá vối cho người đi ngoài, đau bụng

Chuẩn bị: 3 cái lá vối, 8g vỏ ổi rộp và 10g núm quả chuối tiêu.

Cách nấu:

Bước 1: Tất cả thành phần mang rửa sạch, thái nhỏ phơi khô.

Bước 2: Cho vào nồi với 400ml nước đun sôi nhỏ lửa vài phút, chia ra uống 2 lần trong ngày, làm liên tục 2-3 ngày.

Cách nấu nước lá vối trị ngứa, lở loét, chốc đầu

Dùng lá vối tươi đun thật đặc, pha với nước tắm.

Ngoài ra việc hãm lá vối lấy nước uống hàng ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau bụng âm ỉ, đầy hơi, giảm mỡ máu,…

Những lưu ý khi hãm lá vối tươi uống

Lá vối tuy rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên uống 1 ấm hoặc 1 cốc. Với những người đang dùng thuốc trị bệnh hoặc mắc bệnh lý nào khác thì cần trao đổi với bác sĩ về việc có nên uống nước lá vối hay không.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây