Bệnh cảm cúm, cảm lạnh là một bệnh phát sinh quanh năm ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên vào mùa đông – xuân bệnh lại phát triển nhiều hơn và có thể trở thành dịch.
xem toàn bộ bệnh cúm và điều cần biết
Bệnh phát sinh nhiều vào mùa đông – xuân là do sự thay đổi đột ngột của khí hậu, con người không thích ứng kịp thời nên hay sinh bệnh.
Biểu hiện của bệnh cảm cúm, cảm lạnh
Các dấu hiệu và triệu chứng hay gặp của bệnh cúm bao gồm:
– Sốt trên 38 độ C.
– Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
– Nhức đầu.
– Ho khan.
– Đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
– Mệt mỏi và yếu.
– Nghẹt mũi
Cần tới gặp Bác sĩ khi:
Có triệu chứng cúm và có nguy cơ biến chứng, hãy đến gặp Bác sĩ ngay. Uống thuốc kháng virut trong vòng 48 giờ đầu sau khi có các triệu chứng đầu tiên có thể làm giảm thời gian bị bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều rối loạn nghiêm trọng hơn.
Khi mắc bệnh cảm lạnh (cảm phong hàn) có thể gặp các triệu chứng sau: Thấy sợ gió, sợ lạnh, sốt nhức đầu, ngạt mũi, tiếng nói nặng khàn, đôi khi có ho và cảm thấy ngứa cổ, không khát, có hoặc không có mồ hôi, là bị ngoại cảm phong hàn.
Bài thuốc chữa cảm cúm, cảm lạnh
Cháo giải cảm
Hành 15 – 30g (nếu có hành tăm càng tốt, dùng cả rễ). Gừng tươi 10 – 15g, gạo nếp khoảng 50g (có thể dùng gạo tẻ).
Cách làm: Gạo đem nấu cháo chín, múc ra cho vào bát đã có sẵn hành, gừng thái nhỏ, quấy đều rồi ăn lúc cháo còn nóng. Ăn xong nằm nghỉ, đắp chăn cho ra mồ hôi, khi mồ hôi ra đều sẽ thấy nhẹ người, lúc đó bỏ chăn ra, lau mồ hôi cho ráo và cần tránh gió.
Chú ý: Có thể cho 1 lòng đỏ trứng gà vào cháo sẽ có tác dụng tăng thêm sự bồi bổ chính khí. Người bị ngoại cảm phong hàn nếu có mồ hôi thì không nên dùng bài thuốc này.
Bài thuốc giải cảm
Lá hương nhu (hương nhu tía tốt hơn), lá chanh, lá bưởi, lá tre, cây sả, lá cúc tần, lá lốt, tía tô, kinh giới, lá gừng, rau ngổ, cỏ mần trầu, bạc hà, cúc hoa…
Mỗi thứ 1 nắm, lượng bằng nhau (tùy điều kiện có thể gia giảm thêm bớt 1 vài vị thuốc). Tất cả rửa sạch cho vào nồi, đổ nước ngập các vị thuốc, đun sôi, hé miệng nồi để hở nhỏ cho hơi thoát lên vừa đủ phả vào mặt bệnh nhân, khi xông trùm chăn kín.
Hơi nóng của thuốc bốc lên, làm ra mồ hôi, xông đến khi hết hơi nóng thì thôi, nước ấy đem rửa mặt, chân tay, sau đó lau sạch mồ hôi, thay quần áo và để người bệnh ở nơi kín gió.
Cũng với triệu chứng trên nếu có kèm thêm hiện tượng không sợ lạnh, mũi khô, bụng đầy, đại tiện táo, mạch trường thì đó là triệu chứng của cúm, bệnh đã vào sâu bên trong (lý chứng).
Có thể dùng bài thuốc sau: Rau má 12g (hoặc tinh tre), cam thảo đất 12g (hoặc kim ngân); dây mơ 12g, rễ cỏ tranh 8g (hoặc cây mã đề), cỏ nhọ nồi 8g (hoặc sinh địa), muồng trâu 12g (hoặc vỏ cây đại), cỏ mần trầu 8g (hoặc lá dâu), trần bì 8g.
Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ ngập nước sắc còn ½ chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói./.