Rau kinh giới có phải là rau tía tô không và cách nhận biết

0
3786

Rau kinh giới có phải là rau tía tô không là câu hỏi khá nhiều người quan tâm. Bởi vì về hình dạng 2 loại rau này gần giống nhau, lại dùng chung trong các món ăn nên với ai chưa biết thì rất khó để phân biệt.

Trong bài viết này, Backhoa.net sẽ đưa ra những điểm khác nhau của 2 loại cây này để bạn đọc dễ dàng hình dùng. Đồng thời, không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Rau kinh giới có phải là rau tía tô không

Rau kinh giới có phải là rau tía tô không và cách nhận biết

Rau kinh giới không phải là rau tía tô, đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có những điểm chung khá lớn như thành phần hóa học đều có tinh dầu thơm, vị cay ấm, đều thuộc họ Hoa môi (Labiatae).

Lá đều mọc đối, có nhiều gân, không có cuống (cuống ngắn), mép lá răng cưa. Cả 2 đều sử dụng làm rau gia vị, chế biến món ăn, trong Đông y cũng dùng trong bài thuốc chữa chung một số bệnh.

Nhiều người lần đầu tiếp xúc, hoặc mới tiếp xúc với 1 trong 2 loại rất dễ nhầm lẫn. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tranh luận gay gắt vể chủ đề rau kinh giới có phải là rau tía tô không rất hài hước. Người ngoài cuộc nắm rõ sự tình cảm thấy buồn cười vô cùng.

Phân biệt rau tía tô và rau kinh giới

Nếu mà xét tổng thể cả cây thì 2 loại này khác nhau khá là nhiều. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu sử dụng lá của chúng, ra chợ mua cũng chỉ thấy lá và cành. Vì vậy, trong bài viết này, backhoa.net chỉ tập chung phân tích điểm khác nhau ở lá của chúng.

Rau kinh giới có phải là rau tía tô không và cách nhận biết

Về kích thước: Lá tía tô có chiều dài từ 4-12cm, rộng 2,-10cm. Trong khi lá tía tô lại nhỏ hơn nhiều, dài chỉ từ 2-5cm, rộng 1-4cm.

Về màu sắc: Lá tía tô có màu tím hoặc xanh tím; có loại xanh (xanh tím) mặt trên, mặt dưới tím; lại có loại tím hoàn toàn. Trong khi lá kinh giới lại có màu xanh hoàn toàn, chất xanh tươi sáng hơn lá tía tô nhiều.

Về mùi vị: Kinh giới ăn đậm mùi tinh dầu hơn, người lần đầu có thể không quen, rất khó ăn, ít dùng nấu chín, chỉ dùng ăn sống, nổi tiếng nhất là món thịt luộc, bún đậu mắm tôm. Trong khi lá tía tô dễ ăn hơn, có thể chế biến món ăn như hấp dê, cháo, món om,.. ăn sống thì nổi tiếng nhất món sashimi cá hồi (Nhật Bản).

Chỉ cần nhiều đặc điểm đó thôi là đã đủ để giúp phân biệt một cách dễ dàng 2 loại rau này. Trường hợp bạn đọc muốn tìm hiểu thêm đặc điểm và tác dụng cụ thể, xin mời tham khảo 2 bài viết riêng về 2 loại cây này tại website của chúng tôi.

Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây