Cây sâm đất là loại cây mọc hoang, lá thường được hái về xào chay với tỏi hoặc nấu canh để giải nhiệt và mát gan. Phần rễ cây là một vị thuốc dùng để chữa bệnh trong đông y, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và những công dụng của loại cây này.
Cây sâm đất là gì
Sâm đất loại cây nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ. Nó du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909. Cây này chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.
Sâm đất có mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Nó thường được biết đến với hai nhóm công dụng chính là làm thức ăn và làm thuốc.
Đặc điểm cây sâm đất
Là một cây thuốc quý, thân thảo, mọc đứng, nhẵn, phân nhánh ở dưới. Rễ cây phát triển thành củ, có màu vàng nhạt. Lá mọc so le, dạng hình trứng ngược hay hình trái xoan, phần gốc lá thót lại thành cuống rất ngắn. Lá dài chừng 5-7cm, rộng 2-4cm, phiến lá dày, mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều xanh bóng.
Hoa nhỏ, màu hồng, mọc ở ngọn thân và các nhánh. Quả nhỏ, mọng, khi chín có màu đỏ nâu. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.
Thu hái sâm đất
Cây ra hoa vào tháng 6-7, có quả vào tháng 9-10. Lá được hái quanh năm, dùng tươi để làm rau ăn. Còn củ sâm thường thu hoạch sau 3 năm trồng cây. Củ được đào về rồi rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi hoặc sấy khô. Khi mới đào về rễ có màu hồng nhưng sau khi phơi khô và để lâu rễ chuyển thành màu xám đen.
Thành phần hóa học của sâm đất
Trong cây có hoạt chất pectin, rễ cây có các dẫn xuất phenolic.
Theo đông y, sâm đất có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ho, suy nhược cơ thể.
Các loại cây sâm đất
Cây sâm đất dược chia làm ba loại. Mỗi loại lại có một tên gọi và đặc điểm khác nhau.
Thổ nhân sâm
Thổ nhân sâm là một loài thực vật thuộc họ Rau sam. Nó còn có các tên gọi khác như Cao ly, sâm thảo, giả nhân sâm , đông dương sâm…. Loại này có tên khoa học là Talinum paniculatum, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae).
Mồng tơi
Sâm này có tên khoa học là Talium fruticosum và cũng thuộc họ Rau sam.
Sâm nam
Loại sâm này có tên khoa học là Boerhavia diffusa L. Ngoài tên sâm nam nó còn có tên khác là sâm quý bà. Nó thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).
Thổ nhân sâm và sâm mông tơi loại phổ biến và được dùng chữa bệnh với công dụng giống nhau. Còn sâm nam hiếm gặp và cũng ít dùng ở nước ta.
Tác dụng của cây sâm đất
1. Điều trị bệnh tiểu đường
Lấy 75g sâm đất tươi (25g sâm đất khô) sắc lấy nước uống trong ngày, uống liên tục trong 1 tháng, mức đường huyết trong máu sẽ dần ổn định.
2. Chữa tiểu tiện quá nhiều
Dùng 60g sâm đất cùng 50g rễ cây kim anh sắc với 550ml nước cho đến khi còn 250ml chia uống 2 lần trong ngày, liên tục trong 5 ngày.
3. Chữa ỉa chảy do tiêu hóa kém
Lấy 15-30g sâm đất và 15g đại táo, đun sôi lấy nước uống trong ngày.
4. Trị táo bón
Lấy 30g lá sâm đất, 30g lá vông non, 20g rễ đinh lăng, 20g lá thiên lý non và 30g vừng đen đã rang nổ, tất cả sơ chế sạch rồi nấu thành canh ăn hàng ngày cho đến khi hết bón.
5. Bổ huyết
Dùng 40-80g sâm đất độc vị sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc dùng 20g sâm đất, 12g hoài sơn sao thơm, 12g thục địa, 12g liên nhục, 12g ý dĩ, 10g mạch môn sao thơm, 10g bạch truật sao, 10g đương quy, 8g ngưu tất, 6g táo nhân sao đen, tất cả các vị đem sắc lấy nước uống trong ngày.
6. Chữa kiết lỵ
Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa đun cùng với 400ml nước, cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trường hợp kèm thêm biểu hiện đi ngoài nhiều lần có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi vào thang thuốc trên.
7. Trị sỏi thận
Sâm đất khô một lượng vừa đủ tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 10g hòa với 1 lít nước sôi, để nguội và uống như trà.
8. Điều trị chứng choáng váng, chóng mặt và mệt mỏi
Lấy 16g cả rễ và thân cây sâm đất đun cùng 250ml nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang trong 1 tuần, những triệu chứng trên sẽ không còn nữa.
9. Trị mụn nhọt
Dùng hạt quả sâm đất ngâm vào nước sẽ tạo ra chất keo như thạch và dùng đắp lên trên nốt mụn.
10. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Lấy 12g sâm đất đun sôi với nước uống hàng ngày thay trà, không những làm giảm huyết áp mức ổn định mà còn điều hòa cholesterol trong máu.
11. Chữa viêm đường tiết niệu
Dùng 75g cả cây sâm đất tươi hoặc 25g khô đun lấy nước để riêng. Tán bột mịn 20g sâm đất khô, dùng nước sắc trên để uống bột vào mỗi sáng sớm.
12. Chữa mồ hôi trộm
Lấy nửa cái dạ dày (bao tử) lợn làm sạch rồi cho vào nồi hầm nhừ cùng 60g sâm đất để ăn trong ngày.
13. Phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật
Dùng 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi cho 300g sườn lợn đã sơ chế vào nước ninh mềm, sau đó cho thêm 200g sâm đất vào đun 5-10 phút nữa, nêm gia vị, ăn kèm với cơm. Một tuần có thể ăn 2-3 lần.
14. Chữa ho lâu ngày
Cho 20g sâm đất, 20g thông thảo, 20g hà thủ ô trắng và 1 con gà nhỏ (khoảng 400g) đã làm sạch vào nồi hầm nhừ cho đến khi có màu trắng sữa, hớt bớt phần mỡ nổi trên mặt rồi ăn cái và nước.
15. Giải độc gan
Lấy 10-25g sâm đất khô sắc lấy nước uống thay trà hoặc tán bột mịn uống cùng nước vừa thanh nhiệt vừa giải khát cho mùa hè. Hoặc lấy lá sâm đất nấu canh ăn trong bữa ăn hàng ngày.
16. Trị ghẻ
Lấy rễ và lá cây sâm đất rửa sạch rồi đun lấy nước tắm để chữa các bệnh ngoài da và nhanh liền sẹo.Giảm đau giảm sưng ở khớp
Dùng 700g sâm đất tươi rửa sạch đất và ngâm qua nước muối loãng, để ráo rồi cho vào bình, đổ 5 lít rượu vào để ngâm, đậy nắp kín và để trong 6 tháng. Mỗi lần uống 1 cốc nhỏ, ngày 2 lần, không quá 50ml trong ngày.
Lưu ý khi dùng cây sâm đất
Tuy có nhiều tác dụng nhưng sâm đất có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Do đó, đối với những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này vì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính an toàn khi dùng cho mẹ và thai nhi.
Với những bài thuốc về cây sâm đất chi tiế t. Bạn thể dễ dàng sử dụng sâm đất để làm thuốc. Tuy nhiên bạn cũng cần phải để ý những điều cần lưu ý về nó nhé.