Cây Nắp Ấm và #8 tác dụng bất ngờ trong chữa bệnh

0
3032

Cây nắp ấm có hình dáng lạ mắt, màu sắc đẹp nên thường được chọn làm cây cảnh trồng trang trí trong vườn nhà, với những chiếc bình treo lơ lửng tạo nên sự hoang dã tự nhiên. Nhưng không phải ai cũng biết cây còn là một vị thuốc dùng để chữa bệnh trong đông y. Cùng tìm hiểu về những công dụng của loại cây này qua bài viết dưới đây của Backhoa.net

Cây nắp ấm là gì

Còn có tên gọi khác là cây bắt mồi, cây bình nước, trư tử lung, nắp bình cất, trư lung thảo, nắp nước,… Tên khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, thuộc họ Nắp ấm (Nepenthaceae).

Cây Nắp Ấm và #8 tác dụng bất ngờ trong chữa bệnh

Là một cây thuốc quý, mọc dạng leo, cao 1-2m, thân rất dai. Lá hình bầu dục, có cuống dài hình dây, dài khoảng 15cm, uốn cong. Đầu cuống biến thành cái bình giống như hoa nhưng không phải hoa nên có tên là bình nước.

Phần bình bắt mồi của cây hình trụ, có nắp tựa giống cái ấm. Mặt trên của nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến gân phối đều, bên trong bình tiết ra chất nhầy, có khả năng tiêu hủy sâu bọ khi vào trong bình, nắp sẽ tự động đậy lại.

Hoa mọc dạng cụm, cụm hoa là một chùm, thưa, hoa cái hoặc hoa đực. Lá đài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng lá đài. Bao phấn cong, xếp thành 2 dãy, bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thùy. Quả năng, hạt mảnh và dài.

Phân bố và thu hái cây nắp ấm

Cây mọc phổ biến nhiều vùng ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng,… Ở miền Bắc nước ta mới chỉ thấy ở Vĩnh Linh.

Mùa hoa vào tháng giêng. Thu hái cả cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành khúc chừng 2-3cm, phơi hoặc sây khô và bảo quản để dùng dần.

Thành phần hóa học cây nắp ấm

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về thành phân của cây nắp ấm. Chỉ có một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lỏng trong bình là do cây tự sinh ra, nó có thể là dạng nước hoặc siro, các polymer sinh học nhớt đàn hồi trong bình được sử dụng để làm chết con mồi.

Cây Nắp Ấm và #8 tác dụng bất ngờ trong chữa bệnh

Theo đông y, nắp ấm có vị ngọt nhạt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu viêm và hạ huyết áp.

Tác dụng chữa bệnh của cây nắp ấm

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lấy 30g cây nắp ấm, 25g thiên môn đông, 25g giảo cổ lam. Sắc với 3 lít nước trong 15 phút, chia uống 3-4 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 1-3 tháng để đạt hiệu quả.

2. Trị huyết áp cao

Dùng 30-50g cây nắp ấm độc vị đun sôi, rồi trùm chăn để xông. Hoặc có thể kết hợp với 15 Hy thiêm và 9g Câu đằng đun nước để xông.

3. Chữa gan nhiễm mỡ

Lấy 30-50g cây nắp ấm đun với 3 lít nước. Chia uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục từ 1-3 tháng.

4. Điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Dùng 30g cây nắp ấm, 20g bòng bong, 12g thương nhĩ, 12g bạch trật lê, 6g mộc hương và 6g trần bì. Đun sôi với 5 lít nước, cho đến khi còn 600ml, chia uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang và liên tục trong 1 tháng.

5. Chữa vàng da do viêm gan

Lấy 30g nắp ấm, 30g kim tiền thảo, 30g mã đề, sắc lấy nước uống hàng ngày.

6. Trị tiêu chảy

Dùng cây nắp ấm độc vị sắc lấy nước uống, sẽ hết tiêu chảy hiệu quả.

7. Thanh nhiệt

Lấy 15g cây nắm ấm đun sôi lấy nước uống thay nước trong ngày, vừa chống mất nước cho cơ thể vừa lợi tiểu.

8. Chữa ho

Uống nước sắc từ cây nắp ấm giúp chữa các bệnh ho gà, ho ra máu, làm tiêu đờm.

Cây Nắp Ấm và #8 tác dụng bất ngờ trong chữa bệnh

Cây nắp ấm được trồng làm cảnh

Nắp ấm với sự độc đáo đã được nhiều người mua về nhà trồng để làm đẹp không gian sống. Có những chiếc bình treo lơ lửng nên nắp ấm thường được trồng vào chậu treo trưng ở cửa sổ, ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp hoang dã tự nhiên. Ngoài để làm đẹp cây nắp ấm còn giúp không gan nhà bạn thoáng đãng hơ đấy nhé. Dặc biệt cây nắp ấm còn được trồng trong vườn để bắt muỗi, kiến, sâu bọ để giảm bớt sâu bệnh cho cây khác. Khả năng bắt mồi của cây còn tạo ra dinh dưỡng để nuôi cây.

Một số lưu ý về cây nắp ấm

  • Không áp dụng các bài thuốc có cây nắp ấm cho phụ nữ có thai.
  • Những người có thói quen tiểu đêm không nên uống nước sắc từ cây vào buổi chiều tối mà nên uống vào buổi sáng, trưa.
  • Dùng nước sắc từ cây nắp ấm khi đi tiểu sẽ ngả màu đỏ thẫm, đây là hiện tượng tự nhiên không có gì lo ngại.

Những bài trên chỉ mang tính chất minh họa, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây