Buồn ngủ là 1 trong những tình huống mà tài xế nào cũng dễ mắc một lần trong đời, vậy phải làm sao để tránh được cơn buồn ngủ?
Mới đây, Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã công bố rằng, nguyên nhân của 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ suýt tai nạn đều bắt nguồn từ việc tài xế ngủ gật khi đang di chuyển trên đường. Hầu hết các vụ tai nạn này thường xảy ra vào ban ngày nên gây khá nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu, 90% các trường hợp ngủ gật khi lái xe đều bắt nguồn từ việc tài xế mệt mỏi và thiếu ngủ, ngoài ra cũng có 1 vài nguyên nhân khách quan như uống thuốc cảm cúm, chống dị ứng gây buồn ngủ.
Những nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ khi lái xe
Vì vậy, khi đi đường dài, tài xế cần hạn chế sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ dưới đây:
Thuốc chống nôn
Có rất nhiều người do cơ địa không thích ứng với việc lái xe, thường xuyên say xe nên thường sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ rất dễ gây nhờn thuốc và buồn ngủ.
Thuốc chống trầm cảm
Loại thuốc này có một đặc điểm là khiến người uống luôn buồn ngủ, phản ứng chậm và đôi khi như đang mệt mỏi.
Thuốc hạ huyết áp
Thuốc hạ huyết áp thường chứa thành phần chất gây nghiên, vậy nên sử dụng thuốc này lâu sẽ khiến tài xế có cảm giác mất năng lượng, mệt mỏi, bơ phờ, chậm chạp. Nếu bắt buộc, bạn nên yêu cầu bác sĩ kê các loại thuốc không gây buồn ngủ.
Thuốc kháng sinh Histamin
Thuốc này thường sử dụng để điều trị các bệnh vặt như hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều loại thuốc chứa thành phần gây buồn ngủ, thậm chí khiến bạn chìm vào giấc ngủ khá sâu. Vì thế, khi uống các thuốc này tốt nhất bạn nên nhờ người khác cầm lái.
Thuốc giãn cơ và an thần
Những người làm việc ở cường độ cao thường cần thuốc an thần và giãn cơ. Tuy nhiên thuốc này cũng hay gây tác dụng phụ là buồn ngủ, khiến tài xế dễ ngủ gật khi uống.
Trong trường hợp bạn quá buồn ngủ thì có thể sử dụng các biện pháp sau để giải quyết cơn buồn ngủ:
1. Dừng xe, uống cà fê hoặc nước chè để lấy lại tinh thần.
2. Chú ý sau khi uống cà fê hay chè cần nghỉ 30 phút rồi mới tiếp tục lên đường, quãng thời gian này là để nghỉ ngơi và cho chất caffein ngấm vào máu.
3. Cần ngủ đủ giấc trước khi lên đường, trung bình là 6 tiếng hoặc hơn.
4. Không nên làm việc với cường độ cao, sau đó lái xe
5. Nên lái xe trong lúc bạn tỉnh táo, về cơ bản bạn nên lái ngày nghỉ đem thay vì lái xuyên đêm.
6. Không nên lái xe vào các cung giờ như giữa trưa hay nửa đêm đến sáng, vì quãng thời gian này rất dễ gây buồn ngủ.
7. Nếu không thể chịu được, bạn có thể dừng lại ở ven đường nghỉ ngơi vài phút. Nếu quá buồn ngủ, cần đỗ xe ở nơi an toàn và tranh thủ chợp mắt một vài phút, cần lưu ý ngủ đúng cách để tránh các nguy cơ đáng tiếc xảy ra khi ngủ trên xe. (ví dụ như khi ngủ cần hạ cửa kính 1 chút để lưu thông không khí, cần biết rằng ngủ trong ô tô đóng kín có nguy cơ tử vong cao chủ yếu là do yếm khí)
8. Những người có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường đều khuyên rằng, bạn không nên ăn các thức ăn nhiều carbohydrate, thay vì thế hãy ăn các thức ăn chứa protein.
9. Nên tránh sử dụng các loại thuốc khi chuẩn bị lái xe
10. Nếu lái đường dài một mình, tốt nhất bạn nên vặn to loa đài để giảm bớt nguy cơ buồn ngủ.